Tiêu chảy là một loại bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em. Sau đây là những cách chữa tiêu chảy tại nhà cho bé rất đơn giản mà vô cùng hiệu quả.





Trẻ sơ sinh dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, mà mỗi khi mắc thì thường là bị dài ngày lâu khỏi. Cho trẻ uống kháng sinh 1 thời gian dài sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa cho trẻ. Khi con yêu bị tiêu chảy dài ngày, không gì quý giá bằng các kinh nghiệm điều trị dân gian của các các người cao tuổi và các mẹ có kinh nghiệm truyền lại.
Cho trẻ ăn nhiều cháo loãng
Khi các bé bị tiêu chảy, cơ thể rất dễ bị mất nước, muối và các chất khoáng cần thiết. Vì thế các mẹ nên tăng cường nước cho cơ thể bé bằng cách cho bé ăn cháo. Không chỉ có tác dụng bù nước mà trong cháo còn có rất nhiều tinh bột, giúp cơ thể hấp thụ nước và các dưỡng chất nhanh hơn.
Cách nấu cháo
Hãy cho một nắm gạo trắng vào nồi nước khoảng 500 ml rồi đun sôi. Để bé dễ ăn hơn, bạn có thể thêm thịt ức gà, thịt lơn nạc vào cháo và nhớ thêm muối giúp món ăn đậm đà hơn. Bạn cũng có thể cho bé ăn cháo tới khi bệnh khỏi hẳn.
Uống dung dịch đường muối
Khi bị tiêu chảy, nước và muối sẽ cùng lúc thoát ra khỏi cơ thể mà không được kiểm soát. Để bù lại lượng muối và nước đã mất đi, các mẹ nên cho bé uống trực tiếp dung dịch đường muối
Cách làm
Đun sôi một lít nước rồi để nguội. Sau đó hòa tan một muỗng cà phê muối và tám muỗng cà phê đường vào nồi nước vừa đun. Bạn cũng có thể thêm chanh vào dung dịch vừa pha nhằm bổ sung kali cho cơ thể bé.
Cho trẻ uống lá mơ tam thể



Lá mơ lông còn có công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela là hai khuẩn gây tình trạng kiết lỵ.
Cách làm
Khi con bị tiêu chảy, các mẹ thử lấy khoảng 10 lá mơ tam thể (lá mơ lông), giã nhuyễn, vắt lấy vài giọt nước đem hấp nồi cơm, bỏ thêm vài hạt muối tinh rồi cho bé uống.
Khoai tây luộc
Bên cạnh việc bù nước cho cơ thể, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé mỗi lần bị tiêu chảy. Khoai tây luộc chính là lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp này. Vì trong khoai tây có chứa rất nhiều tinh bột, vừa có tác dụng cung cấp dưỡng chất, vừa chặn đứng quá trình tiêu chảy của bé.
Cách làm
Luộc chín một hoặc hai củ khoai tây sau đó bóc vỏ và nghiền nát chúng. Để tăng cường dưỡng chất và giúp bé dễ ăn hơn, các mẹ có thể thêm ít nước và muối. Đây được xem là hỗn hợp dưỡng chất thần kỳ giúp chặn đứng bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Nước gừng
Gừng là loại thực phẩm có tính kháng khuẩn, giúp chữa lành bệnh nhiễm trùng bên trong cơ thể. Đây cũng là lý do khiến nước gừng trở thành phương thuốc hiệu quả trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
Cách làm
Đập dập thân cây gừng sau đó đun sôi trong khoảng 500 ml nước. Để đạt hiệu quả cao nhất, các mẹ nên để dung dịch nước gừng nguội, sau đó thêm vào vài giọt mật ong trước khi cho bé uống.

Trà thảo mộc
Trà thảo mộc được nhiều người biết đến như một loại thần dược giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn. Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, bạc hà, gừng đều có đặc tính chống viêm, giúp chống tiêu chảy và nhiễm khuẩn dạ dày. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng muốn uống trà thảo mộc. Vì thế, các mẹ cần biết cách pha trà hợp với sở thích của trẻ nhỏ.
Cách làm
Lấy hoa và lá của các loại thảo được như hoa cúc, bạc hà rồi đun sôi trong khoảng 500 ml nước. Trước khi cho các bé uống nên để dung dịch nguội và thêm vào vài giọt mật ong.
Nước dừa
Đây là phương thuốc tuyệt vời nhằm giúp con bạn bổ sung muối, các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất đã bị mất.
Sữa chua và bơ
Các vi khuẩn có lợi trong bơ và sữa chua giúp làm dịu các lớp bên trong của dạ dày, chống lại nhiễm trùng và tiêu chảy.
Chăm sóc bé bị tiêu chảy:



Nhiều người không cho con ăn rau, dầu mỡ, hoa quả, tôm cá… khi trẻ bị tiêu chảy, vì cho rằng những thức ăn này khó tiêu, chua hoặc tanh. Có người mẹ đang cho con bú thấy con bị tiêu chảy liền chữa bệnh cho con bằng cách… chỉ ăn cơm với muối.
Sự kiêng kỵ đó sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, vì những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Vì vậy, cần tiếp tục cho trẻ ăn uống như bình thường, nhằm giúp trẻ có đủ dưỡng chất, tăng sức chống đỡ với bệnh tật. Nếu trẻ đang bú mẹ thì hãy tiếp tục cho bú theo nhu cầu và tăng số lần bú. Ngoài đảm bảo dinh dưỡng, điều này còn có tác dụng chống mất nước do tiêu chảy.
Nên cho trẻ ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.
Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Thức ăn cho trẻ phải được nghiền nhỏ, nấu hơi loãng hơn thường ngày. Mỗi bữa ăn cần có đủ chất bột như gạo, khoai lang; thức ăn cung cấp chất đạm như thịt, cá, trứng; thức ăn cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng như rau xanh và quả chín.
Trẻ khi bị tiêu chảy thường chán ăn. Các bậc cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều bữa hơn và kiên trì động viên, khuyến khích trẻ ăn.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã. Tốt nhất là các loại thức ăn thì nên ăn lúc nào nấu chín lúc đó, không nên ăn thức ăn tuy đã nấu chín nhưng để thời gian quá lâu, nhất là không được bảo quản cẩn thận.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
Theo Phununew

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn