Hen suyễn là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong ở trẻ, vì vậy, phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết. Các cha mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu một vài thông tin về hen suyễn để có thể nhận biết và phòng tránh cũng như điều trị sớm căn bệnh này.






1. Nguyên nhân trẻ bị hen suyễn

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn khá phực tạp, tuy nhiên, dưới đây là một vài nguyên nhân được cho là phổ biến nhất:




Nếu gia đình có người bị hen suyễn thì trẻ cũng có nguy cơ bị hen suyễn
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người bị hen suyễn thì trẻ cũng có nguy cơ bị hen suyễn lên tới 50%, và thời điểm bị hen suyễn không kể độ tuổi nào, có thể là khi còn nhỏ hoặc trưởng thành.

- Dị ứng: Ít cha mẹ biết rằng, dị ứng cũng là nguyên nhân gây hen suyễn do các tác nhân bụi bặm, nấm mốc, vi sinh vật hay một số hóa chất, thuốc khiến trẻ tác động lên trẻ khiến trẻ bị hen suyễn.

- Trẻ có thể bị hen suyễn bẩm sinh từ trong bụng mẹ do quá trình mang thai mẹ tiếp xúc nhiều với động vật như chó hoặc mèo, các loại hóa chất độc hại,…

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể mắc phải hen suyễn

- Dễ cảm lạnh khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, tuy nhiên, triệu chứng ho, sổ mũi kéo dài từu 10-15 ngày dù thời tiết đã ấm dần cho thấy trẻ đang có nguy cơ bị hen suyễn cao.
- Trẻ dễ bị ho, khó thở khi ăn thử một số món ăn lạ như hải sản, thức ăn có tính nóng, thịt bò,… hoặc khi tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo, gà,…)

- Trẻ thường xuyên hắt hơi thở khò khè, nhịp thở không đều. Nếu thay đổi nhiệt độ lạnh đột ngột trẻ thường bị choáng, tím tái.

3. Cơ chế chính dẫn đến cơn hen suyễn bao gồm:

- Trẻ khó thở, khò khè do không khí không được hít vào hoặc thở ra khỏi phổi do quá trình hít thở khí rất khó khăn, điều này là do các cơ quanh đường dẫn khí đã siết chặt với nhau và gây cản trở cho không khí đi vào phổi.
- Ngoài cơn co khí, thì có thể do trẻ bị viêm đường dẫn khí khiến đường dẫn khí sưng làm giảm lượng không khí mà trẻ hít vào. Ngoài ra, ở đường dẫn khí có nhiều tuyến nhầy dầy đặc cũng gây tắc khí khiến trẻ luôn có cảm giác ngạt thở và dẫn đến các cơn hen suyễn.

4. Phân loại hen suyễn

Hen suyễn thường được phân ra làm 2 loại: hen ngoại sinh và hen nội sinh. Nhờ cách phân loại này mà chúng ta có thể điều trị đúng cơn hen suyễn cho trẻ. Tránh được việc dùng thuốc không đúng loại .​
- Hen ngoại sinh: Nguyên nhân gây hen suyễn ngoại sinh chủ yếu là do tác nhân bên ngoài như lông súc vật, phấn hoa,… chúng gây dị ứng ở trẻ và gây ra hen phế quản. Với trường hợp này, trẻ có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện nguyên nhân ngoại sinh là từ đâu và tùy theo mức độ nặng nhẹ bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ khi được thăm khám.

- Hen nội sinh (hen nhiễm khuẩn): Khác với ngoại sinh, hội sinh là do tự phát ở người trưởng thành và tác nhân gây phát cơn hen thường không đặc hiểu. Bởi nguyên nhân có thể do virut, thay đổi môi trường, nhiệt độ, hít phải khói thuốc hay bụi bẩn,…

Mặc dù nguyên nhân gây hen suyễn khác nhau tuy nhiên tổn thương cho người bệnh ở hai loại hen suyễn này là tương đương nhau và cần phải được điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
Theo Yeutre

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn