Hầu hết chúng ta coi các giác quan của mình là điều hiển nhiên, sinh ra đã có. Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Có những em bé khi sinh ra bị bà mụ quên mất thị giác của em khiến em không thể ngắm nhìn khuôn mặt đầy trông đợi của bố mẹ, quên mất thính giác của em, khiến em không thể nghe thế giới gọi em ngọt ngào trìu mến…





<iframe style="display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="https://www.youtube.com/embed/UUP02yTKWWo" frameborder="0" width="450" height="315"></iframe>
Cậu bé Lachlan là một trường hợp như vậy. Đến 7 tuần tuổi, bé mới lần đầu được lắp máy trợ thính. Và phản ứng của bé khi lần đầu được nghe mọi người nói chuyện với mình thật khó có thể mô tả thành lời, chỉ biết rằng có thể bạn sẽ phải vài lần chặm nước mắt…

Một số mốc phát triển thính lực của con:

- Thính giác của con có thể bắt đầu hoạt động giúp bé nghe được tiếng của bạn và có phản ứng lại từ khoảng tháng thứ 4;

- Khi mới sinh, bé đã thể hiện sự quan tâm chú ý đến những âm thanh và giọng nói, đặc biệt là giọng cao; bé cũng thường có phản ứng với những âm thanh quen thuộc như giọng nói của mẹ, những giai điệu bài hát mẹ thường hát cho bé nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Bé cũng có thể giật mình trước những âm thanh lớn, đột ngột;

- Trong vòng 3 tháng, khi nghe thấy giọng của bạn, bé sẽ quay lại nhìn và cố gắng u u ơ ơ nhằm tỏ ý đáp lại. Tuy nhiên, việc nghe và “nói” với bé bây giờ vẫn còn chưa dễ dàng lắm nên việc bé nhìn hướng khác hoặc không tập trung khi bạn nói chuyện với bé không hẳn cho thấy thính giác có vấn đề, có thể chỉ là bé mệt rồi thôi;

- Sang 4 tháng, bé sẽ tỏ ra phấn khích hơn với các loại âm thanh, cười khi nghe tiếng mẹ, bé có thể bắt đầu nhìn miệng mẹ chăm chú hơn để cố gắng bắt chước và tạo âm;

- Đến 6 – 7 tháng, bé có thể nhận biết được âm thanh đến từ đâu. Nếu tập trung, bé cũng có thể nhận ra và chú ý đến những tiếng động rất khẽ;

- Khi tròn tuổi, bé đã biết nhận ra những bài hát yêu thích của mình và thích thú hòa theo rồi.

Tốt nhất bạn hãy đưa con đến bác sỹ nếu bé không phát triển theo những cột mốc cơ bản này, hoặc bạn cảm thấy thính giác của bé có vấn đề:

Bé không giật mình trước những tiếng động lớn, đột ngột khi bé đang tỉnh táo (còn khi đang ngủ thì có thể bé chỉ đơn giản là cần ngủ hơn thôi);
Bé không quay về phía có âm thanh phát ra, không phản ứng một cách bình thường với những tiếng động quanh mình;
Bé có những vấn đề đặc biệt như sinh non, sinh ra bị nhẹ cân, mẹ bị rubella khi mang thai, trong gia đình có người bị khiếm thính…


Đến bệnh viện kiểm tra là cách duy nhất để có thể khẳng định được về tình trạng thính lực của con. Nếu bé thật sự có vấn đề về thính giác thì càng sớm được chẩn đoán và hỗ trợ, bé sẽ càng dễ phát triển khả năng nghe nói và đạt được những mốc phát triển như bạn bè mình.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn