Khi dạy trẻ phát âm, bố mẹ cần phải nói chuẩn và nhẹ nhàng chỉnh lại cho trẻ để trẻ biết được cần phải nói như thế nào cho đúng. Kiên quyết và nhẹ nhàng uốn nắn hằng ngày, chắc chắn trẻ sẽ không bị ngọng.





Theo các chuyên gia thì việc học nói của trẻ diễn ra từ những tháng đầu mới sinh ra. Trẻ biết hóng chuyện và đã theo dõi miệng của người nói chuyện. Với những trẻ bình thường, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ê a được những tiếng nói đầu tiên. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể phát hiện được những tiếng động phát ra từ những vị trí khác nhau, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nói được những có có nguyên âm “a” như ba, bà…

Tuy nhiên nhiều trẻ gặp khó khăn trong quá trình tập nói như chậm nói, nói bị ngọng... Để trẻ nhanh biết nói và nói không bị ngọng líu ngọng lô, bố mẹ cần lưu ý để tránh những sai lầm sau trong khi dạy cho trẻ học.

Các chuyên gia đã chỉ ra những sai lầm lớn khi dạy trẻ tập nói của cha mẹ sau đây:
Lặp lại lỗi phát âm của trẻ

Khi mới học nói, hầu hết các bé đều mắc lỗi phát âm không chuẩn. Tuy nhiên bố mẹ không nên vì thế mà nhại theo lối nói sai của trẻ và cho đó là ngộ nghĩnh đáng yêu. Trẻ sẽ không thể hiểu được là những gì mình đang nói ra không đúng mà cho rằng việc đó cực kỳ thú vị. Việc lặp lại lỗi phát âm của trẻ vô tình sẽ trở thành thói quen, khiến trẻ dễ nói ngọng và càng khó sửa hơn.

Khi dạy trẻ phát âm, bố mẹ cần phải nói chuẩn và nhẹ nhàng chỉnh lại cho trẻ để trẻ biết được cần phải nói như thế nào cho đúng. Kiên quyết và nhẹ nhàng uốn nắn hằng ngày, chắc chắn trẻ sẽ không bị ngọng.


Lặp lại lỗi phát âm của trẻ là sai lầm nghiêm trọng của các bậc cha mẹ khi dạy con tập nói (Ảnh minh họa)
Không cho trẻ có cơ hội nói

Ít mẹ biết rằng việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu, đang tước mất của trẻ cơ hội để phát triển khả năng ngôn ngữ. Giao tiếp hằng ngày giúp trẻ có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Nhiều nhà chiều con đến mức trẻ nhìn vào hướng nào hoặc chỉ tay vào đâu là người lớn liền hiểu và đáp ứng ngay nhu cầu của trẻ. Khi trẻ đã được thỏa mãn thì bé sẽ không cố để phát âm nữa. Bởi trẻ không cần biểu lộ mong muốn qua ngôn ngữ mà chỉ cần qua cử chỉ là đã được đáp ứng.

Đây là lỗi tai hại của mẹ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ, là nguyên nhân trẻ chậm nói. Ai cũng biết rõ, khi vốn từ vựng của bé chưa được hoàn thiện, nên để giao tiếp với mọi người xung quanh, con thường phải dùng hành động, cử chỉ để biểu đạt mong muốn của mình. Tuy nhiên, mẹ cũng nên kiên trì để giúp bé có thể nói chuyện nhiều hơn. Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”… Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.


day-con-tap-noi-tranh-nhung-sai-lam-co-ban-sau
Trong thời gian trẻ học nói nếu bố mẹ cứ phó mặc trẻ cho giúp việc hoặc thường xuyên cho trẻ xem tivi, không giao tiếp với trẻ sẽ khiến cho trẻ chậm nói hoặc nói ngọng. Trẻ có thể gặp nhiều vấn đề về giao tiếp nếu bố mẹ không chú trọng vào dạy dỗ và thường xuyên giao tiếp với trẻ. Cha mẹ càng dành ít thời gian nói chuyện với trẻ, thì nguy cơ trẻ chậm nói càng tăng.
Dạy trẻ từ ngữ khó

Trẻ còn nhỏ nên chưa thể tiếp nhận những từ khó. Cha mẹ nên dùng những từ thông thường, đơn giản để dạy bé. Một vài danh từ và động từ là chủ yếu. Phải kết hợp một vài từ giúp bé gọi người thân, cơ thể, thức ăn, đồ chơi, phối hợp với những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ. Khi dạy bé nói, không nên dùng những từ khó khăn, phức tạp, mà nên dùng những từ đơn giản, đúng quy tắc ngôn ngữ để dạy bé.
Không cho trẻ tiếp xúc với bên ngoài

Trẻ học được rất nhiều điều qua vui chơi, tiếp xúc với bạn bè bên ngoài. Chính vì vậy bố mẹ đừng nghĩ rằng việc mua đồ chơi và cung cấp cho trẻ những điều kiện tốt nhất trong căn nhà của mình là đủ đối với trẻ. Bởi trẻ cần có một môi trường vui vẻ, hòa đồng, có bạn bè, môi trường tự nhiên để hòa nhập. Ở trong môi trường như vậy, trẻ có nhiều bạn bè nên đương nhiên sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn giao lưu. Nếu không cho trẻ đi ra ngoài nhiều, vui chơi với bạn bè trẻ chậm nói hơn hoặc nguy hiểm hơn sẽ vô tình dồn trẻ vào bệnh tự ký.

Các ông bố bà mẹ đừng quá bao bọc con mà khiến con mắc bệnh hay nặng hơn là dễ trở thành những đứa trẻ thụ động. Chính vì vậy, người lớn nên tạo cơ hội cho con được giao lưu, gặp gỡ nhiều bạn nhỏ cùng tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh biết nói.
Theo Phununew

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn