Nhìn thấy con người khác răng mọc đều mà con mình vẫn cười trơ lợi dù hơn tháng chắc chắn bố mẹ nào cũng thấy ái ngại. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, đây không phải là một nỗi lo đáng bận lòng.





Mỗi trẻ có một khoảng thời gian mọc răng khác nhau
Việc trẻ mọc răng muộn hơn so với các trẻ cùng lứa không phải là một vấn đề bất thường để khiến các bố mẹ phải lo lắng thái quá. ​
Theo các bác sĩ chuyên khoa răng miệng, việc trẻ mọc răng muộn hơn so với các trẻ cùng lứa không phải là một vấn đề bất thường để khiến các bố mẹ phải lo lắng thái quá. Thông thường, giai đoạn mọc răng sữa của mỗi trẻ kéo dài từ 6 đến 30 tháng, tức khi trẻ được 2-3 tuổi có thể hàm đã đủ các loại răng khác nhau khoảng 20 cái. Thời gian mọc sớm hay muộn, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mỗi trẻ.

Khoảng thời gian dao động giữa việc mọc răng sớm và muộn

Như đã nói, tuổi mọc răng đầu tiên thường là lúc trẻ 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, có những bé chỉ vừa tròn 4 tháng đã mọc răng hoặc ngược lại có những bé lại mọc chậm hơn mốc này từ 9-10 tháng. Theo các chuyên gia, điều này hoàn toàn bình thường và không cần thiết để khám. Nếu vẫn chưa yên tâm, bố mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để bé được tiến hành chụp X-quang. Tuy nhiên, điều này cần cân nhắc cẩn thận khi xét đến độ tuổi và mức độ chịu ảnh hưởng của tia xạ đến sức khỏe của bé.

Nguyên tắc mọc răng của trẻ nhỏ

Dù có sự khác nhau về thời gian mọc răng nhưng thứ tự mọc các loại răng lại tuân theo một nguyên tắc nhất định.
Thông thường, khoảng 7 tháng tuổi trẻ sẽ mọc hai răng cửa dưới trước.​
Thông thường, khoảng 7 tháng tuổi trẻ sẽ mọc hai răng cửa dưới trước. Sau đó, mọc tiếp tục hai răng cửa trên vào tháng 11. Khoảng 15 tháng tuổi trẻ sẽ mọc đủ 8 răng cửa. Tháng tiếp theo sẽ tiếp 4 răng hàm nhỏ. Khi được gần 2 tuổi trẻ tiếp tục mọc thêm 4 răng nanh. Đến tháng 27, trẻ sẽ mọc thêm 4 răng hàm còn lại. Khi trẻ được khoảng 6-7 tuổi, các răng sữa sẽ thay bằng răng vĩnh viễn. Răng khôn sẽ mọc muộn nhất vào lúc đứa trẻ đã ở độ tuổi trưởng thành.

Trong những trường hợp hiếm có vẫn có trẻ vừa chào đời đã có răng.

Mọc răng sớm không đồng nghĩa trẻ đủ canxi

Sự thật là một số trẻ có hiện tượng mọc răng chậm bởi thiếu canxi và vitamin D. Tuy nhiên, điều ngược lại không hoàn toàn đúng. Nhiều bố mẹ thấy con mọc răng sớm đã vội vã kết luận ngay rằng con mình cứng cáp và có thừa canxi để phát triển. Điều này không đúng. Để biết đích xác con mình có thiếu hụt canxi hay không bố mẹ cần phải cho trẻ khám sức khỏe định kỳ đồng thời theo dõi một số dấu hiệu thiếu hụt canxi điển hình để có những can thiệp kịp thời.

Mọc răng có thể ảnh hưởng đến chuyện ăn uống và khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ


Trong quá trình mọc răng, trẻ sẽ tìm cách cắn hoặc gặm bất kỳ thứ gì có được.​

Bé mọc răng sớm sẽ bị đau và sốt (có thể sốt vừa hoặc sốt cao) khiến cơ thể mệt mỏi mà sinh ra chán ăn. Ban đầu, bạn quan sát thấy nướu trẻ sưng lên, khi sờ vào sẽ thấy cứng. Đến lúc này phần nướu nứt ra, răng trẻ sẽ mọc dần lên. Trong quá trình mọc răng, trẻ sẽ tìm cách cắn hoặc gặm bất kỳ thứ gì có được. Đồng thời nước miếng của trẻ sẽ nhiễu nhiều hơn.
Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mọc răng chậm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ mọc răng chậm, trong đó phần lớn tập trung vào các trẻ có hiện tượng:

- Thiếu hụt dinh dưỡng (do biếng ăn hoặc do khẩu phần ăn không đủ)

- Chậm phát triển chiều cao

- Trẻ thiếu hoạt bát
Thiếu hụt dinh dưỡng là một nguyên nhân căn bản nhất của hiện tượng mọc răng chậm.
Với những trẻ này, các nguyên nhân chậm mọc răng thông thường là do:

- Bé đang trong giai đoạn bú mẹ nhưng mẹ lại ăn uống kiêng khem quá mức khiến lượng canxi trong sữa mẹ không đủ để bé phát triển. Để khắc phục, mẹ cần bổ sung thêm sữa ngoài có bổ sung cho bé hoặc thay đổi chế độ ăn hàng ngày của mình.

- Tỷ lệ khoáng tố phốt pho trong cơ thể bé quá cao cũng là một nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm. Bạn có thể thay đổi tình hình bằng cách bổ sung các loại ngũ cốc, rau, củ, hải sản cho bé…

- Sự thiếu hụt vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt canxi. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể cho trẻ tắm nắng đều đặn hơn vào mỗi sáng để canxi được hấp thu tốt nhất đảm bảo cho sự phát triển thể chất của trẻ. Tốt nhất nên cho trẻ tắm vào tầm từ 7 đến 8 giờ sáng, mỗi lần tắm khoảng 15-20 phút.

- Một số trẻ mọc răng chậm là do di truyền trong gia đình. Bạn hãy tìm hiểu xem trong nhà có người thân nào gặp phải trường hợp này. Nếu có, hãy tiếp tục chờ đợi thêm ít lâu. Nếu thấy trẻ quá một tuổi mà vẫn chưa mọc răng bạn có thể cho trẻ đi khám.

- Mặc dầu là trường hợp hiếm nhưng một vài trẻ chậm mọc răng là do bị suy tuyến giáp. Bệnh lý này chẳng những khiến trẻ chậm mọc răng mà còn chậm nói, chậm đi và gây ra hiện tượng thừa cân.

Những lưu ý chăm sóc cho trẻ chậm mọc răng
Chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt khi răng đã mọc bằng cách súc và chải răng thường xuyên.​
- Khi pha sữa cho trẻ không dùng nước cơm, nước khoáng, nước ép củ quả để pha vì thành phần khoáng trong những loại nước này có thể cản trở việc hấp thụ canxi trong sữa.

- Chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt khi răng đã mọc bằng cách súc và chải răng thường xuyên vào mỗi sáng, tối.

- Nếu trẻ đã trên một tuổi mà vẫn chưa mọc răng, bạn nên đưa con đi khám.

- Trong hầu hết các trường hợp, mọc răng chậm là hiện tượng bình thường không đáng ngại.
Theo yeutre.vn

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn