Sặc (chuyên môn gọi là dị vật đường thở) là triệu chứng rất hay gặp ở bé nhỏ, phổ biến nhất là từ 1-3 tuổi. Khi phát hiện bé bị dị vật đường thở, mẹ cần phải thật bình tĩnh xử trí:






Nếu dị vật là chất lỏng: Đặt bé nằm sấp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ mạnh vào lưng 2-3 cái. Nếu bé lớn hơn, để bé nằm ngửa rồi ấn tay vào thượng vị, nhồi 2-3 cái để bé ho bắn ra và thở trở lại.
Nếu dị vật là vật cứng: phải thọc tay móc ngay dị vật ra vì thường đây là dị vật to, gây bít tắc thanh môn. Còn với vật nhỏ hơn, có thể thổi miệng đẩy luôn dị vật xuống sâu để bé có thể thở được, sau đó chuyển đến bệnh viện.

Với bé bị khó thở tím tái, trước tiên, cần giữ bé trong tư thế mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn thân, sau đó vỗ mạnh nhiều lần vào giữa hai xương bả vai của bé. Nếu bé vẫn còn bị sặc, hãy đặt nằm nghiêng và hơi ngửa đầu ra sau, một tay bạn đỡ lấy lưng của bé, dùng hai ngón tay kia ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối của xương sườn một cách nhanh và mạnh.

Với những bé lớn hơn, có thể đặt bé nằm sấp trên đầu gối của bạn. Nếu dùng biện pháp vỗ mạnh vào giữa hai xương bả vai vẫn không lấy được dị vật, hãy đặt bé ngồi vào lòng bạn, lưng áp vào ngực bạn. Một tay bạn đỡ lấy lưng cháu, tay kia nắm lại thành quả đấm rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của bé, hướng lên trên.

Lưu ý: Các thao tác trên chỉ là thao tác sơ cứu giúp bé thở lại bình thường, dù lấy được dị vật hay không thì mẹ cũng phải đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra cho bé nhằm đảm bảo an toàn. Và khi đến bệnh viện phải khai rõ bé ăn gì hoặc nuốt phải gì để bác sĩ xử lý vì mỗi dị vật vào đường thở có một đặc thù riêng.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn