Khi trẻ bị những bệnh thông thường mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo vặt để sơ cấp cứu cho trẻ tại nhà. Nhưng như thế không có nghĩa là tất cả những mẹo vặt chữa bệnh tại nhà đều an toàn với trẻ.





Dưới đây là 9 sai lầm cha mẹ cha mẹ cần tránh.

1. Dùng giấm để tắm cho trẻ thủy đậu

Có lẽ mẹ sẽ vô tình nghe được ở đâu đó rằng, pha giấm với nước tắm sẽ có tác dụng chữa bệnh thủy đậu cho trẻ. Tuy nhiên, nếu như là một người mẹ tinh ý bạn sẽ dàng nhận ra, giấm có chứa nhiều axit không tốt cho da đặc biệt là da em bé.

Không dùng giấm để tắm khi bé bị thủy đậu
Vì thế việc dùng giấm để điều trị thủy đậu chó bé là cách làm phản khoa học, nó chỉ khiến bé trở nên ngứa ngáy, đau đớn khó chịu thậm chí khiến da bị nhiễm trùng chứ hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh như lời đồn thổi.

2. Dùng dầu mù tạt để điều trị đau tai

Khi trẻ bị viêm tai giữa, mẹ tuyệt đối không được sử dụng dầu mù tạt để điều trị cho bé. Vì dầu mù tạt có thể làm ráy nhiều hơn, thậm chí có thể làm tắc lỗ tai của trẻ dẫn tới bệnh càng nặng hơn.

Khi trẻ bị viêm tai giữa mẹ nên dùng nước ấm pha chút muối loãng rồi dùng bông gòn vê xung quanh tai cho bé, sau đó nên đưa trẻ đi khám để điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Ngửa mặt lên trời khi bị chảy máu cam

Đây là mẹo khá phổ biến trong dân gian và từ lâu nó trở thành thói quen của nhiều người. Và các mẹ cũng không quên áp dụng cách này để đối phó khi bé bị chảy máu cam. Tuy nhiên đây là cách xử lý phản khoa học và rất nguy hiểm cho bé. Vì khi ngước mặt lên trời, máu sẽ dễ chảy ngược vào họng vô cùng nguy hiểm cho bé.

Sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam
Cách xử lý tốt nhất: Khi trẻ bị chảy máu cam, nên cho trẻ ngồi hoặc đứng với phần đầu nghiêng về phía trước, tay nắm nhẹ bịt hai bên lỗ mũi, cho bé thở bằng miệng, máu sẽ ngừng chảy ngay sau đó.

4. Dùng kem đánh răng để trị bỏng cho bé

Xưa này các mẹ thường truyền tai nhau bí quyết điều trị bỏng cho bé bằng cách sử dụng kem đánh răng bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Nhưng đây là cách làm hoàn toàn sai lầm và nguy hiểm cho da bé. Kem đánh răng có thể khô vết thương dẫn đến làm da bị viêm nhiễm.

Cách điều trị bỏng hiệu quả nhất: Khi trẻ bị bỏng mẹ dùng nước mát để hạ nhiệt độ vùng bị bỏng cho bé. Sau đó tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp nặng nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

5. Dùng kim để làm vỡ mụn bọc, phồng rộp ở da bé

Ảnh minh họa
Đây là cách điều trị vô cùng sai lầm và nguy hiểm cho da bé. Những mụn bóc khi bị kim làm vỡ ra không được sát trùng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm loét và nhiễm trùng da cho bé. Vì thế, những mẹ đang nuôi con nhỏ nên tránh xa cách điều trị này. Những mụn bọc, rộp sẽ tự xẹp và phần da bị tổn thương sẽ tự khô và thay da non mới.

6. Cho bé uống rượu để giảm đau khi mọc răng

Thật là nguy hiểm nếu như mẹ đang có ý định dùng mẹo này. Vì rượu chỉ mang tính kích thích làm tê liệt thân kinh mặc dù có thể giảm đau tức thời. Nhưng với trẻ nhỏ uống rượu lại vô cùng nguy hiểm cho hệ thần kinh và đường tiêu hóa của bé.

Vì thế mẹ tuyệt đối đừng tin vào những lời đồn thổi và áp dụng cho bé nhé. Thay vào đó, mẹ có thể dùng núm vú giả hoặc miếng ngậm mọc răng, vòng cắn răng để trong tủ lạnh và cho bé sử dụng khi còn lạnh sẽ có tác dụng tốt hơn.

7. Dùng bơ trị bỏng cho bé

Sơ cứu khi trẻ bị bỏng
Dùng bơ để bôi vào vết bỏng của bé sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng da. Do vậy, mẹ tuyệt đối không được áp dụng cách điều trị này cho bé nhé.

8. Sữa chua có đường điều trị nấm

Khi bị nấm da trẻ sẽ vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, nếu mẹ dùng sữa chua có đường để bôi lên vùng da bị tổn thương của bé, sẽ khiến trẻ càng ngứa ngáy khó chịu hơn, tạo điều kiện cho nấm phát triển, bệnh sẽ nặng hơn. Tốt nhất nên vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày và dùng các loại kem trị nấm chuyên dụng dành riêng cho trẻ hoặc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

9. Dùng sáp ong để xông tai

Không nên dùng sáp ong để xông tai cho bé
Trong dân gian, người ta truyền tai nhau rằng sử dụng nến hình nón có phủ sáp ong để xông tai sẽ có tác dụng làm sạch tai. Tuy nhiên đến nay chưa có một nghiên cứu nào kết luận về độ an toàn và tính hiệu quả của nó. Vì thế, mẹ cũng đừng nên liều mà áp dụng cho bé nhé vì nó rất nguy hiểm cho thính giác của trẻ.
Theo Phununew

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn