Cuống rốn của trẻ sẽ tự rụng sau từ 7 – 21 ngày tính từ thời điểm trào đời. Nhưng việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh không hề đơn giản chút nào, chỉ cần một chút sơ suất nhẹ, chăm sóc cuống rốn không đúng cách sẽ khiến cuống rốn bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của bé.








Gia đình chị A. đưa bé 10 ngày tuổi nhập viện vội vã khi bé đang trong tình trạng tím tái, ngưng thở. Các bác sĩ kiểm tra thì phát hiện dưới băng rốn có vật màu đen.. Lúc này người nhà mới bảo, do nghe theo lời người khác, đắp á phiện lên cuống rốn bé để cuống rốn mau khô và rụng sớm, khiến bé bị ngộ độc á phiện nặng. Vẫn còn may là phát hiện sớm và chữa trị kịp thời cho bé.

Vẫn còn nhiều trường hợp các mẹ bôi thuốc đỏ, đắp thuốc, rắc hạt tiêu, … một cách thiếu hiểu biết khiến rốn bé bị nhiễm trùng, gây ra các di chứng nghiêm trọng khác như nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da,…
Những loại nhiễm trùng rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh:

– Viêm rốn có mủ: biểu hiện như rốn bé có phù nề, có mùi hôi, ẩm ướt, chảy mủ vàng, v..v..
– Viêm mạch máu rốn: biểu hiện phù nề, có thể bé bị viêm tĩnh mạch rốn, chứng viêm tĩnh mạch rốn rất nguy hiểm, vì vi khuẩn dễ lay lan sang gan, mật, dẫn đến nhiễm trùng huyết
– Uốn ván rốn: biểu hiện của bệnh là sốt cao, bỏ bú, cứng hàm, co thắt toàn thân, hai tay nắm chặt.. bệnh này khá nguy hiểm, có thể ảnh hường đến tính mạng của bé
– Hạt u rốn: biểu hiện của cuống rốn đã rụng nhưng vẫn bi chảy nước vàng
Chăm sóc rốn bé đúng cách:

– Cuống rốn bé cần phải được giữ sạch và khô thoáng. Tránh tuyệt đối nước, nước tiểu hoặc phân dính vào rốn bé. Dùng băng gạc thấm ít cồn Povidine làm sạch đáy rốn 1 – 2 lần mỗi ngày.

– Trước khi tắm, mẹ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, sau đó cho bé tắm và vệ sinh cuống rốn. Nếu mẹ không đảm bảo vệ sinh hai tay trước khi chăm sóc bé sẽ dễ lây vi khuẩn sang rốn và gây bệnh uốn ván cho bé. Khi tắm bé, bế bé trên toàn bộ cánh tay và tắm cho bé từng bộ phận, từ đầu đến chân (không nên đặt bé vào thau). Sau đó, thay mới băng rốn cho bé bằng Povidine thấm tăm bông, lau từ đầu rốn đến chân rốn một cách nhẹ nhàng, và băng rốn mới lại.
Lưu ý: Thời gian rụng rốn của các bé khác nhau, nên mẹ không nên nôn nóng kiểm tra hoặc giật dây rốn lên một cách hiếu kỳ. Và đặc biêt là không nên rắc thứ gì vào cuống rốn

Chăm sóc cuống rốn cho bé sơ sinh tưởng chừng như thật dễ. Nhưng khi bắt tay vào chăm sóc thực tế thì mới phát hiện ra có nhiều điều khó khăn. Vì thế, trong quá trình chăm sóc rốn trẻ sơ sinh , nếu mẹ phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở bé thì mẹ nên cho bé đến các bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời!

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn