Các nhà khoa học đã chỉ ra cách bố mẹ phản ứng khi trẻ khóc sẽ giúp điều chỉnh hành vi của trẻ khi trưởng thành.






Việc được đáp ứng tình cảm khi khóc trẻ khiến trẻ giảm thiểu căng thẳng không có lợi cho sự phát triển.
Các phát hiện khoa học đã chỉ ra cách bố mẹ phản ứng như thế nào khi thấy con khóc có tác động quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Những đứa trẻ sơ sinh được bố mẹ đáp ứng một cách nhanh chóng, nhất quán và ấm áp khi chúng khóc sẽ phát triển những cảm xúc lành mạnh khi lớn lên. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc cha mẹ đáp ứng một cách nhanh chóng và tình cảm có thể bảo vệ trẻ, tránh được việc trẻ phải đối phó quá nhiều với căng thẳng. Một nghiên cứu cũng được tiến hành trên những trẻ sơ sinh với các triệu chứng dễ mắc căng thẳng và bố mẹ của chúng. Kết quả cho thấy, mặc dù có những nguy cơ căng thẳng ở những đứa trẻ này, tuy nhiên nếu được bố mẹ vuốt ve trìu mến lúc còn nhỏ thì lớn lên mức độ căng thẳng này sẽ giảm hẳn.

Việc nhanh chóng đáp ứng và đáp ứng một cách nhất quán khi trẻ khóc cũng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của trẻ khi trẻ đi học. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra trẻ sơ sinh không được bố mẹ đáp ứng một cách tình cảm có thể sẽ có những hành vi không đúng khi trưởng thành. Xét ở góc độ sức khỏe, sự ôm ấp, và hành vi vỗ về giống như một chất xúc tác giúp cơ thể sản sinh ra những chất dẫn truyền thần kinh cảm giác tốt như oxytocin. Việc sản sinh ra những chất dẫn truyền thần kinh tốt này giúp cơ thể nhanh chóng giảm thiểu căng thẳng.

Vì vậy việc đáp ứng một cách tình cảm và nhanh chóng khi con khóc rất quan trọng. Bố mẹ cần tránh để con chịu đựng những tiếng nói tức giận, hay chứng khiến những ngôn ngữ cơ thể tiêu cực và bị bỏ lại một mình trong đau khổ.Việc tránh những tình huống căng thẳng cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển việc học tập của trẻ sau này và giúp trẻ phát triển các mối quan hệ xã hội tích cực.

Bố mẹ cần đáp ứng con như thế nào?

Động chạm

Các nghiên cứu đã chỉ ra việc động chạm giúp kích thích giải phóng các hooc-môn để đối phó với căng thẳng. Điều này đã được chứng minh. Những đứa trẻ sơ sinh được tiếp xúc với làn da trần của mẹ thì có nồng độ hooc-môn căng thẳng giảm đáng kể. Tiếp xúc rất quan trọng để điểu chỉnh cảm xúc của trẻ

Ngôn ngữ cơ thể

Trẻ có thể bắt đầu nhận ra những biểu cảm trên khuôn mặt của người khác ngay từ khi mới sinh ra. Rất nhiều cơ quản nghiên cứu lớn đã chỉ ra trẻ có xu hướng thích nhìn những biểu cảm hạnh phúc trên khuôn mặt người lớn và cảm thấy bất an nếu chúng nhìn thấy những biểu cảm tiêu cực. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra những đứa trẻ 6 tháng tuổi đã có thể phân biệt được khi nào người lớn đang làm những ngôn ngữ cơ thể biểu hiện sự tức giận, khi nào thì là những ngôn ngữ cơ thể tươi vui. Nói cách khác, tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Chuyển động

Việc cố gắng đáp ứng khi trẻ khóc rất quan trọng, đặc biệt là những chuyển động. Nghiên cứu đã chỉ ra trẻ sẽ có nhịp tim đập chậm và ngưng khóc dần khi được người lớn bế lên, di chuyển hoặc đung đưa nhẹ từ bên này sang bên kia.

Độ sạch sẽ

Một trong những yếu tố phổ biến khiến trẻ khóc là không được thoải mái. Nhiều bà mẹ có thói quen thay bỉm trong lúc trẻ đang ngủ hoặc để trẻ ngủ suốt đêm với chiếc bỉm ướt. Việc thay bỉm quá nhiều lần trong ngày cũng khiến trẻ cảm thấy căng thẳng. Một số nghiên cứu còn chỉ ra trừ khi bé dễ bị nhiễm trùng da, còn không thì bạn đừng thức giấc con dậy chỉ để thay tã.

Để trẻ ngủ cùng bố mẹ

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được ngủ cùng phòng với bố mẹ Sự sắp xếp này sẽ đảm bảo được việc bố mẹ luôn sẵn sàng đáp ứng khi trẻ gặp vấn đề gì đó. Việc bố mẹ ở gần vào ban đêm cũng được chứng minh là giúp trẻ điều tiết được những phản ứng căng thẳng trong ngày.
Theo Yeutretho



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn