Trong quá trình phát triển, có những thói quen mà cha mẹ cần chú ý rèn luyện và khắc phục cho trẻ kịp thời để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.





Thói quen đi nhón gót chân: Coi chừng bất thường ở chân
Lúc bắt đầu tập đi, xu hướng của các bé là đi nhón gót chân. Đây là chuyện bình thường. Về nguyên tắc, khi bé đã qua hai tuổi và từ ba tuổi trở lên, bé phải đi bằng cả bàn chân. Xu hướng của trẻ khi mới tập đi là đi nhón gót chân.
Khi trẻ qua hai tuổi và từ ba tuổi trở lên, trẻ phải đi bằng cả bàn chân. Nếu trẻ đã ba tuổi mà vẫn đi bằng các đầu ngón chân, có thể, trẻ đang gặp những bất thường. Chẳng hạn gân gót chân ngắn quá, do đó trẻ bị kéo căng chân khi bước đi, khiến trẻ phải nhón gót để bước chân đủ độ dài so với bàn chân bên kia. Hoặc trẻ có bất thường ở vùng khớp háng, chân này ngắn hơn so với chân còn lại, nên bé phải tự điều chỉnh bằng cách nhón gót.
Nếu được phát hiện kịp thời, trẻ có thể mang giày chuyên dụng, giữ lòng bàn chân ở vị trí cần thiết. Không kịp thời điều chỉnh các bất thường này, dần dần cấu trúc xương bàn chân trẻ sẽ bị biến dạng, bị cong vẹo, cơ cẳng chân không được kéo giãn ra. Tật này càng để lâu càng khó chữa, đôi khi cần phải can thiệp phẫu thuật phức tạp.
Đánh răng ngang một bên: Gây khuyết tật cho răng
Một cuộc khảo sát cho thấy hơn 90% người dân Trung Quốc áp dụng cách đáng răng ngang. Mục đích của việc đánh răng là loại bỏ vi khuẩn và những chất dư thừa bám trên bề mặt răng chứ không phải là làm mòn răng.
<center></center><center>Đánh răng không đúng cách sẽ khiến trẻ bị khuyết tật răng.</center>
Đánh răng ngang trên mặt răng nói khác đi giống như hành động mài răng, không thể loại bỏ những cặn dư thừa này mà còn có thể gây ra những khuyết tật cho răng như viêm nướu, viêm nha chu hay răng nhạy cảm...
Cách tốt nhất là dạy trẻ để mặt bàn chải nghiêng 45 độ so vơi bề mặt răng, đánh theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ, không đánh quá mạnh tay.
Ngoáy mũi: Tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn
Ngoáy mũi là tật xấu làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn qua đường mũi, đồng thời dễ dàng lây lan mầm bệnh cho người khác. Nếu trẻ có tật xấu này, bạn nên nhắc trẻ không được ngoáy mũi, phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn sạch, mềm để làm vệ sinh mũi. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về tác nhân môi trường khiến trẻ bị ngứa mũi như: dị ứng, không khí khô, nóng để kịp thời có biện pháp khắc phục, giúp trẻ giảm sự khó chịu và số lần ngoáy mũi.
Theo Danviet


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn