Trên thực tế, các bé mới sinh đang quen ở trong bụng mẹ với không gian “chật chội”. Trong thời gian đầu mới sinh ra, các bé sẽ có cảm giác chống chếnh.







Quan điểm khác nhau của quấn tã

Khi bé mới sinh ra, mẹ chồng chị Linh (hàng Bông) cứ theo phương pháp cổ truyền, dùng tã quấn chặt tay bé vào với thân để bé đỡ giật mình. Bà nói” “Phải quấn cho cháu đến hết một tháng tuổi”. Chị Linh có tham gia các lớp học tiền sản và được biết: “Phải để chân tay bé thoải mái bé mới nhanh lớn. Bó chặt tay chân như vậy người lớn còn không chịu nổi nữa là trẻ sơ sinh”. Nhưng không dám cãi lời mẹ chồng.

Chị Hoa (Huỳnh Thúc Kháng): Từ khi bé mới sinh tôi đã không dùng tã cho cháu, cháu được mặc body luôn, tôi cũng tìm hiểu và cũng nhận thấy rằng các phản xạ của cháu rất tốt. Cháu bạo dạn hơn các bé sinh cùng ngày, ít bị giật mình hơn, ngủ ngon hơn và bàn tay cháu biết xèo ra sớm hơn, cùa tay cầm nắm các đồ vật sớm
<br style="font-weight: bold;">Thực tế ra sao?<br style="font-weight: bold;">
Trên thực tế, các bé mới sinh đang quen ở trong bụng mẹ với không gian “chật chội”. Trong thời gian đầu mới sinh ra, các bé sẽ có cảm giác chống chếnh. Đó là phản xạ Moro, một phản xạ tự nhiên của bé mới sinh: bé sẽ có cảm giác như đang rơi, hay giật mình, bé sẽ duỗi thẳng hai tay và chân. Việc quấn tã/quấn chăn là một phương pháp giúp em bé ngủ an giấc. Hơn thế nữa, việc quấn tã sẽ làm cho bé không thể lật sập lúc ngủ hoặc kéo/đạp chăn trùm lên mặt.

Quấn tã chặt khiến bé khó chịu, nóng, mồ hôi đọng lại dễ dẫn tới viêm da và viêm phổi.

Áp dụng theo phương pháp dân gian, nhiều mẹ lầm tưởng cứ bó con càng chặt, con càng đỡ giật mình và ngủ ngon hơn. Điều đó hoàn toàn sai lầm.

Quấn chặt bé sẽ làm tăng áp lực cho ngực và bụng gây cản trở hô hấp. Với bé sơ sinh, xương còn rất mềm, nếu mẹ quấn chặt sẽ ảnh hưởng đến xuơng của bé và làm mạch máu khó lưu thông. Tuy ở trong bụng mẹ có chật chội hơn khi được sinh ra ngoài, nhưng chân tay bé vẫn được cử động thoải mái chứ không bị bó chặt.

Khi bé còn rốn, rất nhiều bố mẹ lo lắng con bị lạnh bụng nên quấn tã ngang bụng con (phần rốn), nhưng việc làm này rất nguy hiểm vì nó làm rốn “hấp hơi” và bị ướt, có thể dẫn đến chậm rụng và nhiễm khuẩn. Thậm chí, có nhiều bé khi đã rụng rốn, mẹ vẫn quấn chặt tay con vào thân. Vướng víu, khó chịu khiến bé tự cào rốn, chảy máu, rất nguy hiểm.

Trên thực tế, các bé sơ sinh lúc ngủ, hai tay hầu như lúc nào cũng để hai bên đầu, dang ra, chứ không buông xuôi theo người. Mẹ lại bó chặt tay bé vào thân thì chưa chắc bé đã ngủ ngon giấc hơn.<br style="font-weight: bold;"><br style="font-weight: bold;">Cần linh hoạt trong việc quấn tã cho bé

Hầu hết các bệnh viện ở nước ngoài đều khuyên các mẹ cho bé nằm ngủ thoải mái, không bó buộc gì cả.

Với các bé mới sinh, các mẹ có thể vẫn quấn tã để tạo cảm giác an toàn cho bé nhưng quấn lỏng và trong thời gian ngắn mẹ nên để bé thích nghi dần dần với môi trường, mẹ nên để tay chân bé được giang rộng thoải mái.

Thời gian quấn tã cũng tuỳ thuộc vào bé. Có bé chịu quấn tã vài ngày, có bé chịu quấn tã tới hơn một tuổi.

Chỉ nên quấn cho bé lúc ngủ, phòng khi chân tay bé khua khoắng khiến bé ngủ không ngon giấc. Lúc bé bú và thức chơi, mẹ nên để cho bé được hoạt động chân tay thoải mái. Nhưng thế phản xạ ở bàn tay của bé mới tốt, bé sẽ sớm ý thức được bàn tay và cầm nắm được chính xác hơn.

Nếu để chân tay bé được thoải mái, lúc đầu bé có thể giật mình nhưng dần dần sẽ hết. Hơn nữa, giật mình là một loại phản xạ tự nhiên và không cần thiết phải ngăn phản xạ đó. Các mẹ hãy lo cho bé ăn đủ no, đủ ấm/mát, vệ sinh sạch sẽ, lúc đó bé sẽ có một giấc ngủ ngon mà thôi.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn