Ước tính 1/3 các bé sơ sinh mắc chứng vàng da sinh lý. Chứng bệnh này kéo dài vài ngày đến vài tuần là khỏi. Bé sẽ khỏe mạnh và không có biến chứng gì.






Nguyên nhân vàng da sinh lý ở bé là vì chu kỳ thay thế hồng cầu ở bé sơ sinh thường ngắn hơn người lớn. Khi ấy, lượng hồng cầu tiêu hủy nhanh làm tăng lượng bilirubin trong máu. Hơn nữa, gan của bé còn chưa hoàn thiện, việc loại bỏ bilirubin trong máu là vô cùng khó khăn. Nếu sau vài tuần mà bé chưa đỡ chứng vàng da, có thể gan bé bị trục trặc.
Các nguyên nhân khác gây vàng da ở bé
- Nhóm người mẹ mắc chứng tiểu đường cũng làm gia tăng tình trạng vàng da ở bé sơ sinh.
- Một số trường hợp, bé có thể nuốt phải máu của người mẹ trong quá trình sinh nở. Kết quả, bé xuất hiện tình trạng máu vón cục, gây tăng bilirubin.
- Do bé bị viêm đường dẫn mật: Tình trạng này kéo theo hiện tượng ứ mật hoặc tắc mật – gây nên vàng da.
- Trong sữa mẹ có chất làm tan hồng cầu trong máu bé. Bình thường, cơ thể bé đều có khả năng thích ứng với sữa mẹ. Tuy nhiên, một số bé mẫn cảm, bé sẽ có phản ứng vàng da.
Bạn không cần cai sữa cho bé. Dần dần, hồng cầu của bé sẽ khỏe hơn; đi kèm với những chất gây vàng da bé giảm, bé sẽ khỏe mạnh bình thường. Nếu bé bú mẹ bị vàng da nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể ngưng cho bé bú tạm thời và chuyển cho bé sang sữa hộp công thức. Đến khi bé hết vàng da, bạn có thể cho bé bú mẹ như bình thường.
- Một số trường hợp, vàng da ở bé là do thừa caroten. Nếu hấp thụ quá nhiều caroten, cơ thể bé sẽ không thể tiêu hóa hết. Kết quả, nguồn caroten thừa được dự trữ trong gan của bé. Sự ứ đọng caroten gây chứng vàng da (nhất là lòng bàn tay, bàn chân) của bé.
Cha mẹ nên sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm chứa caroten. Những loại thức ăn như carrot, bí đỏ… bạn chỉ nên thay phiên cho bé dùng 1-2 bữa/tuần. Mỗi lần ½ quả nhỏ (với carrot), một miếng nhỏ (với bí đỏ).
- Ngoài ra, nguyên nhân gây vàng da ở bé còn do bé bị nhiễm trùng máu; bé bị viêm gan…
Lưu ý: Nếu tình trạng vàng da ở bé không phải do sinh lý, bạn nên đưa bé đi khám sớm.



Caroten chuyển hóa thành vitamin A – đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Caroten là thành phần có trong rau, củ màu vàng; có nhiều trong cà chua, carrot, bí đỏ, đu đủ, rau dền…




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn