Không ít các bà mẹ đã từng một lần phải đối phó với tình trạng con khóc lóc đòi mua một thứ gì đó trong siêu thị và cứ đứng đó khóc ăn vạ mẹ. Lúc này mẹ cần làm gì để “hòa bình”?






Trẻ thường dùng cách ăn vạ để đạt được mục đích của mình. Ảnh minh họa
Đa số các cha mẹ thường lấy quyền hành của mình để quát tháo, bắt ép con đi về mà không mua cho con. Như thế tạo cho con sự ấm ức, không hài long. Hoặc ngược lại do con khóc lóc, ăn vạ nên cha mẹ đành mua cho con. Cách đó sẽ tạo cho trẻ sự vòi vĩnh sau này theo kiểu “Muốn là được”.

Lý do trẻ ăn vạ trước đám đông
Ở tuổi mầm non, trẻ đã biết thử nhiều cách khác nhau để đạt được mục đích của mình. Thật ra, khi la khóc ở nơi đông người, các bé chưa nắm được tâm lý bố mẹ hay ngại người khác nhìn vào nên dễ thỏa hiệp mà chỉ đơn giản nó thấy đó là tình huống mình dễ được đáp ứng đòi hỏi nhất.

Vì thế, nếu sau vài lần vòi vĩnh mà được đáp ứng, nó sẽ trở thành một phản xạ có điều kiện và cứ lặp lại sau này, có thể mức độ ngày càng cao hơn. Có những bé ban đầu còn lải nhải xin xỏ, có khi khóc, la hét, lăn ra giãy giụa hoặc cố nôn mửa...

Dưới đây là vài tuyệt chiêu giúp mẹ:

Sẽ không hiệu quả nếu mẹ nói với con những câu tương tự như: “Mẹ không có tiền”, “Mẹ hết tiền rồi”, “Mẹ đã mua cho con rất nhiều thứ rồi còn gì!”, “Ở nhà con có rồi mà”, "Đừng khóc nữa, con có im ngay đi không”…

Thay vì nói với bé “mẹ đã hết tiền” mẹ nên giải thích cho bé vì sao không nên mua món quà đó:

- Nếu trẻ khóc đòi, thay vì dỗ dành, bạn thử phớt lờ. Khi phát tín hiệu mà không nhận được sự quan tâm từ cha mẹ, các bé sẽ chán và biết cách chấm dứt tình trạng đòi hỏi trong hòa bình.

- Nếu trẻ vẫn tiếp tục bố mẹ nên giải thích cho con hiểu vì sao không nên mua

- Hãy quan tâm đến cảm xúc và mong muốn sở hữu của con trước “Món đồ chơi này đẹp đấy”. Sau đó hãy giải thích cho con lý do tại sao 2 mẹ con sẽ không mua bây giờ.

- Nhờ con lựa chọn hoặc làm các công việc khác để con không còn nhớ đến món đồ kia nữa.

- Nếu trẻ vẫn tiếp tục ăn vạ, khóc lóc, hãy ngừng đi mua đồ, và bế trẻ ra ngoài 1 lát cho đến khi trẻ ngừng khóc hoàn toàn. Trong thời gian đó tránh quát mắng, hay dạy dỗ trẻ. Khi trẻ đã nín khóc, cha mẹ bắt đầu nói chuyện lại với con và nếu con đồng ý thực hiện thì mới quay lại siêu thị tiếp tục mua đồ. Sau 1 vài lần, trẻ sẽ học được bài học “không phải cái gì trẻ muốn là cũng có thể có ngay được”

- Bỏ qua những lời bình phẩm của người lạ: Khi bị "mắc kẹt" giữa siêu thị với một đứa con la ó, đừng bận tâm xem mọi người đang đánh giá bạn là người mẹ thế nào. Thực tế họ không thực sự biết rõ vấn đề của bạn và họ không thể xử lý giúp bạn tình huống khó xử này và cũng chẳng có quyền gì phán xét bạn. Vì thế, bạn đừng để ý đến họ mà hãy tập trung vào đứa con của mình.

Đừng quá ép buộc hoặc mắng con ngay mà hãy cho con lý do thuyết phục nhé. Chỉ cần một cách ứng xử nhẹ nhàng, khéo léo thì tình huống trên không còn là khó với các cha mẹ nữa.

Ngoài ra trước khi đi siêu thị hai mẹ con cũng cần “thỏa thuận” trước: Thông báo với trẻ trước khi đi 1 cách rõ ràng bạn định mua gì và sẽ không mua gì. Ví dụ “2 mẹ con mình sẽ đi siêu thị mua thực phẩm bây giờ nhé”. Nếu trong lúc đi siêu thị, con vòi vĩnh đòi mua bánh kẹo hay đồ chơi”. Nếu bé vẫn còn mè nheo thì hãy nhắc lại lời giao kèo của hai mẹ con trước khi đi.
Theo Yeutretho

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn