Kể từ giây phút chào đời, bé yêu sẽ sống hoàn toàn độc lập. Các mẹ đã biết bé sẽ thay đổi như thế nào hay chưa?





Sau khi sinh, em bé của chúng ta sẽ trải qua rất nhiều thay đổi để thích ứng và tồn tại được ở môi trường mới.

Hệ hô hấp

Khi còn trong bụng mẹ, bé trao đổi oxy và cacbon dioxit với hệ hô hấp của mẹ qua nhau thai. Máu không đi qua phổi của bé mà đi vào tim, sau đó chảy đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Trong lúc sinh, phổi của bé chứa đầy nước ối và không thể tự phồng lên được. Khoảng 10 giây sau khi sinh, bé sẽ hít hơi thở đầu tiên. Bé há miệng to khi hệ thần kinh trung ương phản ứng với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và môi trường.

Khi cuống rốn của bé bị cắt và bé hít hơi thở đầu tiên, hệ hô hấp và phổi của bé cũng sẽ trải qua một số thay đổi sau:

- Lượng oxy trong phổi tăng khiến lực cản trở dòng chảy của máu tới phổi giảm.

- Lực cản trở dòng chảy của máu trong mạch máu cũng giảm.

- Nước ối trong phổi được rút cạn hoặc hệ hô hấp sẽ hấp thụ hết.

- Hai lá phổi có thể tự phồng lên, đưa oxy vào máu và tách cacbon dioxit ra khỏi máu sau đó thải ra ngoài bằng đường thở.

Điều hòa thân nhiệt

Thân nhiệt của bé khi nằm trong bụng mẹ cao gấp đôi người bình thường. Cơ thể bé sẽ được làm mát khi có máu chảy qua và chảy về cơ thể mẹ qua đường nhau thai. Một lượng nhiệt nhỏ cũng được toát ra qua da, nước ối và thành dạ con.
Sau khi sinh, thân nhiệt của bé giảm, thụ thể trên da bé gửi thông điệp lên não, não chỉ đạo cơ thể toát nhiệt bằng cách rùng mình hoặc đốt cháy chất béo nâu, một loại chất béo được tìm thấy ở phôi thai và trẻ sơ sinh.

Gan

Khi còn trong bụng mẹ, gan là nơi dự trữ đường (glycogen) và sắt. Sau khi bé chào đời, gan thực hiện nhiều chức năng khác nhau như:

- Tiết chất chống đông máu

- Phá vỡ các sản phẩm thải ra như tế bào hồng cầu thừa.

- Sản xuất protein phá vỡ sắc tố da cam. Nếu cơ thể không thể phá vỡ sắc tố da cam, trẻ sẽ bị vàng da.

Hệ tiêu hóa

Sau khi sinh, hệ tiêu hóa non nớt của bé vẫn chưa thể thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng.

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bé sẽ thải ra một chất màu xanh đen (hay còn được gọi là phân su) là hỗn hợp của nước ối với dịch nhầy, lông tơ, mật và các tế bào từ da, đường ruột. Trong một số trường hợp, bé đại tiện ra phân su ngay khi vẫn còn trong bụng mẹ.

Hệ tiết niệu

Thận của em bé sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu vào khoảng tuần 9 - 12 của thai kỳ. Thường trong vòng 24 tiếng sau sinh, bé đi tiểu lần đầu tiên. Thận bắt đầu cân bằng dịch và điện giải trong cơ thể.

Lượng máu được lọc qua thận tăng lên trong vòng 2 tuần đầu tiên, ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, thận vẫn cần thời gian để tăng thêm tốc độ lọc máu. Khả năng lọc muối thừa (Natri), làm đặc hoặc pha loãng nước tiểu ở trẻ sơ sinh còn kém hơn so với người lớn. Khả năng này sẽ được hoàn thiện dần dần.

Hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của trẻ phát triển ngay từ khi còn trong bụng mẹ và tiếp tục phát triển trong những năm đầu đời. Tử cung là môi trường vô trùng nhưng ngay sau khi sinh, trẻ phải đối mặt với rất nhiều vi trùng và chất gây bệnh khác nhau. Mặc dù cơ thể của bé sơ sinh dễ bị tổn thương, tuy nhiên hệ miễn dịch vẫn có khả năng phản ứng với một số yếu tố gây bệnh, vì vậy các mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh mang một số kháng thể có được từ cơ thể mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh nhiễm trùng. Điều này cho thấy sữa mẹ có vai trò quan trọng nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Các bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu các mẹ nhé!

Da

Da của trẻ sơ sinh rất khác nhau tùy thuộc vào khoảng thời gian mẹ mang thai. Trẻ sinh non da thường mỏng, trong hơn. Trẻ sinh đủ tháng da thường dày hơn.

Da trẻ sơ sinh thường có các đặc điểm sau:

- Có lông tơ bao phủ, nhất là ở trẻ sinh non. Lông tơ sẽ rụng sau một vài tuần đầu sau sinh.

- Có chất sáp dày gọi là bã nhờn bao phủ da. Lớp bã nhờn sẽ được rửa sạch sau khi trẻ tắm.

- Da bé có thể bị nứt nẻ, bong tróc hoặc nổi nốt lốm đốm, tuy nhiên da trẻ sẽ cải thiện dần theo thời gian.

Trên đây là những thay đổi ở các cơ quan, bộ phận chính ở trẻ sơ sinh sau khi sinh. Sức khỏe của bé sẽ dần ổn định trong tuần đầu chào đời và những tháng tiếp theo. Mẹ và người chăm sóc bé cần theo dõi và kiểm tra những diễn biến thay đổi để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường của bé.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn