Mẹ nên dạy con những điều cần thiết nhất về vệ sinh vùng kín, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ nhé!





Chăm sóc cho bé trai
<center>

Vệ sinh vùng kín cho bé trai.</center>
Đối với các bậc cha mẹ có con trai lên 2 tuổi, bạn phải kiểm tra xem quy đầu của cậu bé có lộn ra được hay không.
Nếu có thì từ khi cháu được 3 tuổi trở lên, mỗi khi tắm cho cậu bé, cha mẹ cần phải lộn ra để rửa phần quy đầu để tránh bị hấp hơi viêm nhiễm từ bên trong.
Đồng thời, cha mẹ phải hướng dẫn cách rửa quy đầu và thường xuyên nhắc nhở để cậu bé nhớ rằng, rửa bao quy đầu là một công việc vệ sinh bắt buộc, một việc phải làm suốt cả đời người. Bởi đến tuổi dậy thì, các cậu đã có thể có tinh dịch, tinh trùng.
Nếu không rửa sạch thường xuyên, bao quy đầu sẽ là nơi phân hủy của tinh dịch tràn ra ngoài đọng lại, khi đó, trẻ có thể bị viêm nhiễm, sinh mủ đau đớn và hôi hám mất vệ sinh. Do đó, dù chưa có tinh dịch, hằng ngày, nước tiểu có thể đọng lại thì việc rửa bao quy đầu vẫn là một công việc vệ sinh bắt buộc đối với tất cả các trẻ trai.
Trong các trường hợp bao quy đầu của trẻ không thể lộn ra do bị hẹp bao quy đầu (Phymosis) hoặc da trong của bao quy đầu kết dính bẩm sinh với quy đầu. Bạn không đáng lo ngại, vì đó chỉ là hiện tượng phát triển chậm hoặc không đồng bộ của các cơ quan sinh dục thời kỳ bào thai. Bạn nhất thiết không được cố lộn bao quy đầu, vì làm như thế trẻ sẽ bị đau và rách chảy máu.
Giải quyết tình trạng hẹp bao quy đầu và kết dính bằng cách đưa bé đi khám để được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ bớt da quy đầu và gỡ dính. Sau khi khám cụ thể, bác sĩ sẽ cho bạn biết nên mổ cho cháu vào thời gian nào. Trường hợp bao quy đầu nếu chỉ hẹp một phần thì bác sĩ chỉ cần dùng kéo bấm nhẹ phần da bị hẹp và hàng ngày lộn ra.
Nếu thấy đau thì nên hỏi bác sĩ để có một thứ thuốc mỡ thích hợp. Trên thực tế, nhiều cậu bé đã lên 10 tuổi mà vẫn không biết rằng bao quy đầu có thể vận động qua lại được ở quy đầu. Lỗi này là do cha mẹ đã không biết rửa bao quy đầu cho con và không dạy con cách rửa bao quy đầu. Nếu bạn không làm việc này thì bạn cũng không phát hiện được những khuyết tật bẩm sinh của con trai bạn.
Vệ sinh cho bé gái
Cách vệ sinh


<center>Vệ sinh vùng kín cho con: những điều mẹ phải biết.</center>
Để giúp bé giữ vệ sinh sạch sẽ, mẹ phải lau từ trước ra sau hậu môn để tránh mầm bệnh từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo làm bé bị ngứa hay khó chịu. Khi vệ sinh phần kín, tốt nhất là dùng nước từ vòi, với nhiệt độ cơ thể (34 -37 0C). Có thể dạy cho bé 3-4 tuổi vệ sinh bằng vòi nước, nhưng nếu dùng chậu vào gáo thì phải đợi muộn hơn.
Sử dụng xà phòng không mùi
Vì da bé rất nhạy cảm, mẹ nên chọn loại xà phòng không mùi và không cồn để rửa vệ sinh hay tắm cho bé.
Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý cách sử dụng xà phòng để vệ sinh phần kín cho bé. Bởi sử dụng xà phòng một cách thường xuyên sẽ gây nhiều rắc rối hơn so với không sử dụng chúng. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng xà phòng tối đa một lần.
Rất nhiều chuyên gia về vệ sinh cho rằng vệ sinh phần kín ở bé gái bằng xà phòng chỉ cần thực hiện 2 lần, tối đa là 3 lần mỗi tuần. Lưu ý chỉ dùng xà phòng để làm vệ sinh bề mặt vùng kín cho bé ở phần ngoài, tuyệt đối không được đi xa hơn. Khi bé gái được rửa ráy quá nhiều, khi bà mẹ quan tâm quá sát sao tới việc vệ sinh phần kín cho con, rắc rối xuất hiện nhiều hơn và thường xuyên hơn so với khi bà mẹ không quan tâm tới điều này.
Mẹ hãy sử dụng nước ấm chảy từ vòi để vệ sinh cho bé, sau mỗi lần đi ngoài và trước khi đi ngủ. Nếu không có nước, và chỉ trong trường hợp không có nước, có thể làm vệ sinh bằng khăn giấy ướt.
Lau khô vùng kín
Bé rất thích nghịch nước mọi lúc mọi nơi, tuy nhiên bộ phận sinh dục bị ẩm và ướt do nước sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động và gây bệnh. Vì thế mẹ cần chú ý rửa sạch và lau khô cho bé ngay sau khi bé nghịch nước.
Sử dụng quần lót
Bé có thể mặc quần lót bằng vải cotton ngay sau thời gian dừng dùng bỉm. Loại vải này giúp da bé khô thoáng và tránh các bệnh đường sinh dục.
Cho trẻ mặc quần lót đủ rộng để khí lưu thông. Không nên mặc đồ lót bó vào người.
Chỉ chọn quần lót màu trắng, vì trẻ cần phải hạn chế tiếp xúc với chất nhuộm vải. Bản thân quần màu không gây hại nhưng khi thuốc nhuộm trong vải kết hợp với mồ hôi, chúng có thể gây tác dụng không tốt.
Giặt quần lót của trẻ bằng xà phòng trẻ em mỗi ngày. Mẹ hãy giặt đồ của bé bằng nước sạch, ở nhiệt độ cao nhất, và nếu có khả năng thì nhúng qua nước sôi vài giây sau khi rũ, nếu nước ở khu vực của bạn được tẩy trùng bằng clo. Mục đích là làm bay hơi các chất không cần thiết.
Cố gắng bố trí để buổi tối khi đi ngủ, bé mặc quần ngủ rộng hoặc áo ngủ dài mà không cần quần lót, để khu vực đó được thông thoáng.
Khi nào cần gặp bác sỹ
Nếu nhận thấy bé bị ngứa hay nổi mẩn ở bộ phận sinh dục, mẹ cần chú ý chăm sóc kỹ càng hơn để phòng bệnh. Hãy đưa bé đi gặp bác sỹ nếu thấy mùi lạ hay có chất thải/ dịch lạ tại cơ quan sinh dục khi vệ sinh cho bé.
Theo Phunutoday

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn