Tàm sa trong y học cổ truyền là phân tằm già gần chín có hình thoi, dài 2-3mm, màu nâu đen, mặt ngoài hơi nhăn nheo, chất cứng, mùi hơi hôi.





Tàm sa trong y học cổ truyền là phân tằm già gần chín có hình thoi, dài 2-3mm, màu nâu đen, mặt ngoài hơi nhăn nheo, chất cứng, mùi hơi hôi. Dược liệu khi dùng loại bỏ tạp chất như cuống và gân lá dâu, rơm rác, rồi phơi hay sấy khô hoặc đem sao qua hơi đen cho có mùi thơm.
Tàm sa có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ôn, không độc, vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng trừ thấp, giảm đau, tiêu ứ, cầm máu.



Vị thuốc tàm sa trị đau nhức tiêu ứ.
Trong y học cổ truyền, người ta sử dụng tàm sa làm thuốc chữa những chứng bệnh sau:
Chữa đau thắt đột ngột ở vùng thượng vị: tàm sa 8-12g, ngâm nước khoảng 10-15 phút, khuấy mạnh cho tỏa ra, để lắng, rồi lọc uống.
Chữa phong thấp, nhức mỏi, ứ huyết, chân tay tê dại: tàm sa 1 phân sao nóng, đựng đầy vào hai túi nhỏ dùng thay đổi để chườm và day vào chỗ tê đau.
Chữa đái tháo đường, băng huyết: tàm sa 40g, sao vàng, tán nhỏ, sắc với 400ml còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa phụ nữ máu xấu, bế kinh lâu ngày: tàm sa, đất lòng bếp, a giao, hoa hòe (sao qua), lượng bằng nhau mỗi vị 12g, tán bột mịn; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8g với nước có thể pha rượu chiêu thuốc.
Dùng ngoài: không kể liều lượng, chữa mẩn ngứa, mề đay, đầu có vảy trắng: tàm sa nấu với nước xông, tắm rửa ngày 2 lần.
Chú ý: Người máu nóng không được dùng tàm sa.
Theo tài liệu nước ngoài, từ tàm sa người ta đã chế được chất diệp lục.

So với phương pháp chế diệp lục cổ điển là dùng lá thông và các loại cây cỏ khác, phương pháp này đỡ tốn kém hơn nhiều, lại có năng suất cao; cứ 20kg tàm sa có thể thu được 1kg chất diệp lục. Từ chất diệp lục này, người ta đã bào chế nhiều loại thuốc chữa bệnh viêm gan, ung thư do thiếu bạch cầu.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn