Phù thũng là sưng phù nề gây ra bởi chất lỏng dư thừa đọng lại trong các mô của cơ thể. Người bệnh có thể phù toàn thân hoặc ở bàn tay...





là sưng phù nề gây ra bởi chất lỏng dư thừa đọng lại trong các mô của cơ thể. Người bệnh có thể phù toàn thân hoặc ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân, sưng nề các tế bào dưới da, da căng hoặc sáng bóng; ấn lõm, tăng kích thước bụng. Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu là do tỳ và thận. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị theo từng thể.




Đỗ trọng (trên) và râu ngô là hai vị thuốc trị phù thũng do thận dương hư.


Người bệnh có triệu chứng toàn thân phù, bụng căng đầy, cơ thể lạnh, phân lỏng, nước tiểu ít, chân tay mềm yếu, đau lưng mỏi gối, huyết áp có thể hơi thấp. Phép chữa là ôn bổ thận dương, lợi tiểu tiêu phù. Dùng một trong các bài:
Bài 1: ngũ gia bì, bạch truật (sao hoàng thổ), thục địa sao khô mỗi vị 12g; khương bì, hoa hồi, mỗi vị 6g; đỗ trọng, quế chi mỗi vị 10g; hương nhu trắng, xa tiền thảo, lá tre mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Bài 2: trư linh, xa tiền, tục đoạn, trần bì, quế chi, phá cố chỉ, thiên niên kiện mỗi vị 10g; ngải diệp khô, hoài sơn mỗi vị 16g; cẩu tích, biển đậu mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: râu ngô, mã đề thảo, hương nhu mỗi vị 20g; quế, thiên niên kiện, quế chi, chích thảo, trần bì mỗi vị 10g; phá cố chỉ 6g; ngũ gia bì 16g; cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn