Cây xanh không những giúp lọc không khí mà còn giúp giảm căng thẳng. Dưới đây là 10 mẹo trồng cây tại văn phòng cho bạn.





1. Chọn cây cảnh có hình dáng đẹp
Các loại cây cảnh có kiểu cách đẹp sẽ khiến góc làm việc của bạn trở nên thư giãn. Vậy nên, hãy sắm ngay một chậu cây cảnh mà bạn thích và đặt ở phòng. Vào những lúc căng thẳng, không thể tập trung làm việc bạn có thể tưới cây, tỉa lá, cành cho cây để thư giãn đầu óc hơn. Các loại cây cảnh có kiểu dáng đẹp lý tưởng nhất cho bạn để đặt ở phòng làm việc bao gồm cây trầu bà đế vương đỏ, cây bạch mã hoàng tử, cây cau tiểu trâm, cây hồng môn, cây kim ngân, cây kim phát tài và cây thiết mộc lan.
2. Chọn các loại cây ưa bóng râm

Các loại cây ưa bóng râm là lựa chọn tuyệt vời để bạn trồng và chăm sóc trong các văn phòng làm việc có ít ánh sáng.
Các loại cây ưa bóng râm là lựa chọn tuyệt vời để bạn trồng và chăm sóc trong các văn phòng làm việc có ít ánh sáng. Các loại cây ưa bóng râm được trồng trong nhà nhiều nhất bao gồm cây thanh tâm, cây tai phật, cây ngọc ngân, cây kim phát tài và cây bạch mã hoàng tử.
3. Đặt cây gần cửa sổ
Ngoài lựa chọn an toàn là các loại cây ưa bóng râm, bạn có thể tận dụng khu vực cửa sổ nhiều nắng để trồng các chậu cây xanh khác như cây cọ ta, cây dứa cảnh nến đỏ, cây rau má cảnh, cây thịnh vượng, cây thủy cúc và cây trúc bách hợp.
4. Hiểu môi trường sống của cây
Kỹ năng trồng và chăm sóc cây tại văn phòng không chỉ dừng lại ở cách lựa chọn loại cây phù hợp mà còn ở cách điều chỉnh môi trường sống của cây. Có nhiều loại cây có thể đồng thời sống ở môi trường cạn và môi trường nước. Tuy nhiên, nhiều loại cây lại chỉ có thể sống tốt ở một môi trường mà thôi. Ví dụ, bạn có thể trồng cây hồng môn trong nước và đất. Mới đầu, bạn có thể trồng cây hồng môn vào một chậu với đất mùn. Khi cây ra hoa, đó là thời điểm thích hợp để bạn chuyển cây sang môi trường nước bằng cách rửa sạch dễ cây và đặt vào một chiếc bình thủy tinh sạch, sau đó trưng bày trên bàn. Còn đối với các loại cây chỉ sống trong đất như cọ, thiết mộc lan, kim phát tài, bạn chỉ có thể trồng chúng trong các chậu có đất mà thôi.
5. Trồng cây theo mùa
Trồng cây ở môi trường tự nhiên đã khó, trồng cây cảnh và chăm sóc chúng ở môi trường phòng làm việc kín còn khó hơn, đặc biệt là những loại cây sống theo mùa. Đó là lý do tại sao bạn nên chú ý đến mùa vụ của các loại cây và trồng đúng thời điểm, đặc biệt là các loại hoa như hoa, cỏ như rau má nước và cây bướm đêm.
6. Chú ý đến nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc cây.
Nhiệt độ phòng cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc cây. Bạn không nên đặt cây ở gần cửa sổ lâu ngày vì ánh sáng và nhiệt độ quá mạnh có thể kiến cây bị cháy lá và lụi tàn. Tốt nhất, bạn nên tạo điều kiện sống giống điều kiện tự nhiên của cây để cây dễ thích nghi và phát triển khỏe mạnh.
7. Trồng nhiều cây cho góc làm việc thêm sinh động
Nếu phòng làm việc của bạn có nhiều cây, nơi đó sẽ trở thành một nhà máy lọc không khí tí hon. Ở trong môi trường làm việc này, bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn và kết quả là năng suất làm việc của bạn sẽ cao hơn.
8. Đặt chậu cây lên bàn, tại sao không?

Thông thường, chúng ta chỉ hay đặt lọ hoa lên bàn. Nhưng không có lý do gì để bạn thử đặt một chậu hoa nhỏ xinh ở vị trí đó, miễn là chúng sạch sẽ và an toàn trên mặt bàn.
9. Chăm sóc cây hàng ngày
Có thể khi mới mua cây cảnh về, cây của bạn nhìn rất đẹp và tràn đầy sức sống nhưng một thời gian sau đó cây bị lụi tàn và bạn phải dọn cây như bỏ một thứ đồ vô ích vào thùng rác ở công ty. Bạn có hiểu tại sao cây của bạn lại lụi tàn không? Thực tế là trước khi đến tay bạn, cây đã được chăm sóc hàng ngày bởi người trồng cây. Nếu sau khi mua cây về, bạn không chăm sóc chúng hàng ngày thì cây sẽ bị thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc sống trong môi trường sống không thích hợp. Hậu quả là cây của bạn sẽ sớm bị cằn cỗi hoặc chết.
10. Chọn những loại cây có tính năng lọc không khí và hút bụi
Thiết mộc lan, ngũ gia bì và cau tiểu trâm là những loại cây hút bụi, lọc không khí tốt nhất để bạn chọn trồng trong nhà. Bạn nên đặt chúng ở các vị trí có nhiều bụi trong nhà như hiên, cửa ra vào, cạnh cửa sổ và hành lang.
Theo SKDS

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn