Sơn tĩnh điện là gì? Là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 2 loại chất dẻo phổ biến :
- Nhựa nhiệt dẻo: là các chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo
polyyeste).
- Nhựa nhiệt rắn: xếp chéo qua nhau tạo ra một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric (TGIC)).
Sơn tĩnh điện bình dương còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.
Sản phẩm sơn tĩnh điện của chúng tôi được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện được xử lý bề mặt. Thông thường sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại. Ta xét trên bề mặt sắt, thép:
Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau:
Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí)
Sản phẩm sạch rỉ sét.
Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.
Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại.
Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất.
Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau:
1. Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
2. Bể rửa nước sạch.
3. Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.
4. Bể rửa nước sạch.
5. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.
6. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
7. B ể thụ động hóa sản phẩm.
8. Bể rửa nước sạch.
Các bể này được xây và phủ nhựa Composite.
Sản phẩm sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.
Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.
Bước 3: Sơn sản phẩm
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun sơn và thu hồi sơn.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.
Thiết bị phun sơn và súng sơn chúng tôi sử dụng là súng Gema với ưu điểm tối ưu trong ngành Sơn tĩnh điện.
Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180C – 200C trong 30 phút.
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến, nguyên liệu đốt là Gas.

Nhận Sơn gia công tĩnh điện các khu vực Long An,Biên Hòa,Thủ Đức ,Bình Chánh , Bình Dương,Đồng Nai,Củ Chi,Hóc Môn ,TP Hồ Chí Minh,KCN Việt Nam – Singapore,KCN Sóng Thần,KCN Xuyên Á,KCN Tân Tạo ,KCN Vĩnh Lộc và các tỉnh lân cận.
*Có xe giao nhận hàng tận nơi.