Qua 3 mùa chơi choè đất , non đút, bổi , bánh tẻ etc, em thấy thế này. Kinh nghiệm nho nhỏ về tố chất hót của choè đất
Kính chào các Bác,
Thứ nhất tố chất con chim là quan trọng nhất . Thức ăn , cách nuôi, dãi dợt chỉ là điều kiện đủ thôi
Chim Cảnh Minh Châu
Địa chỉ:389/5 Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM
Hotline: 0933 765 596 - 0936 090 958
Website: Lồng Chim

- Đất non nuôi đút lên : Trong khoảng 20 con em nuôi thì con chim non nào có tố chất thì khác hẳn luôn. Nó hót từ khi còn lông non, dù ít + ngắn nhưng vẫn hót. Còn con nào không có tố chất thì câm như hến , các bác cứ an ủi nhau thay lông xong hoặc 2-3 mùa nó hót nhiều. Nhưng với em thì con nào nó đã ít hót là nó ít hót và nó khó có thể trở nên con chim hay , hót cả ngày được . 2-3 mùa có hót cũng bữa đực bữa cái lắm , hơi trái gió trở trời , hoặc trước thay lông và sau khi lông xong 1 thời gian dài là không có hót.
vì thế nuôi non lên phải chọn con hót ngay từ khi lông vàng nếu muốn có con chim hay .
- Đất bánh tẻ: Loại này nhát hơn non đút, do nó hay sợ hãi nên ít hót , sang mùa thứ 2-3 mới thấy được tố chất do đã quen chủ , quen lồng. Loại này như non. Phải có chim thầy hót mới dài tiếng
- Đất bổi: Cực nhát. Hót toàn trộm , nuôi phải 3 mùa trở lên mới thuần thuần nhưng đến gần vẫn nhảy . Loại này doạ và chơi đúng phong cách đất nhất, cánh trắng bung, chân dài, hót sung , nhưng đặc biệt là giọng rất đều nhau và không có đột biến , không hay, và nhiều khi thấy tiếng hót rất buồn ... nhất là trời sáng hoặc xẩm tối là cậu thích hót.
Tham khảo: chim đẹp

Kết luận : Nuôi đất các Bác nên chọn con non nuôi đút và phải chọn con hót ngay từ khi lông non (càng nhiều sau càng hay) , Cho nghe file đất hót luôn , ai thích theo than thì kèm, nhà có con đất bổi nữa cho nó học cách chơi. Những con non này thì thường không sợ con bổi đâu nhé? Nó đấu ngay và quan trọng là nó học được cách chơi của con bổi .

Em có mấy ý kiến vậy thôi để bác nào chơi đất tham khảo . Có gì không đúng các Bác dậy thêm !
Nguồn: chim cảnh