Máy đo đường huyết được thiết kế dành cho bệnh nhân tiểu đường là thiết bị y tế nhỏ gọn, dễ sử dụng và được các bác sỹ khuyên dùng để theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày. Tuy nhiên, để đạt được kích thước, tính năng, giá cả như hiện nay các nhà sản xuất máy đo đường huyết đã phải trải qua những thời kỳ rất khó khăn và sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Xem thêm:

VIANPHARMA.VN - HOTLINE: 0964.366.845

Trên thực tế, đã có sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ giám sát glucose kể từ khi máy đo đường huyết đầu tiên được giới thiệu vào năm 1980. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cho phép các nhà sản xuất máy đo đường huyết tự do cạnh tranh với nhau và đã góp phần vào sự biến động không ngừng của thị trường thiết bị y tế những năm qua.

Những khác biệt của máy đo đường huyết năm 1980 và máy đo đường huyết hiện nay:

– Tính năng và kích thước
Máy đo đường huyết đầu tiên được giới thiệu vào đầu những năm 1980 có kích thước cồng kềnh với rất ít tính năng, và để đo được đường huyết bạn phải trải qua rất nhiều bước. Với máy đo đường huyết hiện nay người mua có rất nhiều chọn lựa bởi sản phẩm cực kỳ đa dạng. Đa dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc, và phong cách để phù hợp với người dùng.

Công nghệ cao chính là lý do tại sao bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những chiếc máy thử tiểu đường nhiều tính năng và tiện ích. Công nghệ cao mang đến cho bạn những chiếc máy có khả năng lưu trữ hàng trăm kết quả đo, có thể chuyển dữ liệu, và thậm chí gửi các cảnh báo khi nguy hiểm, thậm chí còn được tích hợp vào điện thoại di động. Trong khi đó, các khách hàng lớn tuổi với thị lực kém có thể mua máy đo đường huyết cơ bản, ít tính năng nhưng màn hình LED chất lượng cao, hiển thị số đo kích thước lớn để bạn đọc kết quả dễ dàng.

– Lượng máu cần để đo và thời gian đo

Máy đo thế hệ đầu tiên vào đầu những năm 1980 yêu cầu một lượng máu lớn hơn và phải chờ một phút hoặc hơn mới có kết quả. Tuy nhiên máy đo đường huyết hiện nay đòi hỏi lượng máu nhỏ và cho kết quả nhanh trong một vài giây. Thậm chí bạn có thể tìm thấy sản phẩm có đầu kim kích thước giọt máu nhỏ như 0,3 ml, và chỉ 5s là cho ra kết quả cuối cùng.

– Lấy máu đo tiểu đường có đau không ?

Việc lấy máu để đo đường huyết hiện nay cũng ít gây đau đớn. Ngoài các mẫu có kích thước nhỏ hơn, tiến bộ khác trong công nghệ Lancing có tính năng ít gây đau đớn khi lấy máu cho bệnh nhân đái tháo đường; Đau là một trở ngại chính để bệnh nhân kiểm tra thường xuyên hơn. Vì vậy những chiếc máy đo tiểu đường cho phép bệnh nhân có thể lấy máu ở nhiều vị trí khác nhau thay vì ở ngón tay như trước đã ra đời. Các vị trí như lòng bàn tay, cánh tay, và đùi (nơi có ít dây thần kinh ít hơn) là lựa chọn rất rộng cho người bị tiểu đường.

– Tự đo tiểu đường bằng máy có khó không?

Quá trình thử nghiệm chính đã được đơn giản hóa rất nhiều. Điều này có nghĩa là các bước kiểm tra tiểu đường bằng máy đo đường huyết không còn quá phức tạp và cầu kỳ như trước. Hầu hết các loại máy đo đường huyết ngày nay không đòi hỏi bất kỳ kỹ năng “cao siêu” nào và ngay cả một em bé cũng có thể sử dụng dễ dàng.

– Thiết bị đo đường huyết dưới da

Có lẽ một trong những xu hướng quan trọng hơn công nghệ gần đây là sự xuất hiện của thiết bị giám sát lượng đường trong máu liên tục (CBGM), thiết bị này chính là một bộ cảm biến được cấy dưới da cung cấp phép đo glucose liên tục. Ba công ty, Abbott, Medtronic, và DexCom vừa giới thiệu sản phẩm CBGM tiên tiến mà bạn có thể tìm hiểu để mua. Nó được thiết kế để luồn vào da, giống như kim tiêm, ở phần mô khe bên dưới lớp da ở vùng bụng, chân hoặc tay.

Và thiết bị có thể giữ nguyên vị trí trong nhiều tháng trước khi đến lúc cần phải thay hoặc lấy ra. Điều này đặc biệt hữu dụng để theo dõi những bệnh nhân mắc các chứng bệnh kinh niên như cholesterol cao và tiểu đường, cũng như theo dõi ảnh hưởng của liệu pháp điều trị đang sử dụng, như hóa trị.

=> Có thể nói, những đổi mới trong công nghệ đã tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp cận với nhiều sản phẩm kiểm soát đường huyết hiện đại, an toàn và tiện dụng hơn. Các thiết bị theo dõi đường huyết thường xuyên hơn ở một số bệnh nhân tiểu đường, chủ yếu là các bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insulin cũng là bước tiến dài trong lịch sử phát triển của máy đo đường huyết.