Bấc Thấm là vật liệu địa kỹ thuật dùng để thoát nước nhằm tăng khả năng ổn định của nền móng, được cấu tạo từ hai lớp: lớp áo lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt, sợi liên tục PP hoặc PET 100%, Không thêm bất cứ chất kết dính nào và lớp lõi thoát nước được đùn bằng nhựa PP có rãnh dẫn nước cả 2 phía. Bấc thấm bao gồm 2 loại: Bấc thấm đứng và bấc thấm ngang.
Xem thêm bài viết:


VAIDIANGUYENDUC.COM - HOTLINE: 0902.260.099

Bấc thấm với đặc tính như vải địa kỹ thuật :
- Giảm thiểu tối đa sự xáo trộn của đất.
- Khả năng tương thích cao của lõi cũng như vỏ bấc thấm của nhiều loại đất.
- Dễ dàng thi công, đạt hiệu suất cao
- Không cần cấp nước khi thi công,
Tận dụng được lợi thế của bấc thấm để thực hiện thi công cắm bấc thấm như sau :
* Chuẩn bị mặt bằng thi công :
Toàn bộ mặt bằng phải có cao độ lớn hơn cao độ ngập nước tại khu vục thi công. Mặt bằng thi công phải ổn định vững chắc đảm bảo cho xe máy dễ dàng không bị lún lầy
* Định vị mặt bằng :
Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số ổn định nền sau này. Cần chuẩn bị kỹ các cọc mốc, các bản vẽ chi tiết cho từng khu vực thi công và phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Toàn bộ các cọc mốc được duy trì cho đến khi kết thúc công trình.
* Kho bãi : Kho bãi chữa vật tư bấc thấm bảo đảm khô ráo, không bị ngập nước, xa chất dễ cháy. Toàn bộ các cuộn bấc trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra do các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn.
Sau khi đã chuẩn bị xong các bước trên, việc thi công có thể được tiến hành.
* Thi công cắm bấc thấm :
Trên công trường có thể có nhiều máy thi công cùng một lúc, các máy thi công được bố trí di chuyển tịnh tiến, tránh di chuyển cùng pha vì các máy có chiều cao rất lớn, không đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, khoảng cách giữa các máy phải lớn hơn chiều cao của dàn công tác. Máy di chuyển theo hướng lùi dần để tránh đè lên các vị trí bấc thấm đã được ép trước đó, mỗi vệt máy di chuyển có thể ép được nhiều hàng. Chiều dài bấc thấm còn chừa lại trên mặt đất là 15cm. Sau khi ép hết mỗi cuộn bấc, cuộn mới được nối với phần cũ bằng cách nối măng sông, phần măng sông là 30cm và được kẹp lại chắc chắn bằng ghim bấm. Để đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục ta giữ cho cuộn bấc không bị xộc xệch, trật ra ngoài băng dẫn bấc. Trước khi bấc được ép xuống, bấc được neo vào một tấm thép có kích thước 1.2x80x160 tấm thép này có tác dụng giữ bấc lại trong lòng đât.
* Quản lý thi công :
Trong quá trình thi công việc quản lý hồ sơ kỹ thuật, khối lượng và kỹ thuật thi công là điều quan trọng. Lập một mặt bằng thi công chính xác cho các khu vưc, các bản vẽ chi tiết cho từng vị trị ép bấc, mỗi vị trí được định vị và làm dấu bằng cây thép ф4 cắm sâu dươi đất 15cm phần trên mặt đất là 3 cm và được sơn đỏ. Bấc được ép xuống phải theo phương thẳng đứng, muốn kiểm tra phương thăng đứng ta dùng một thước thuỷ NIVO theo phương ngang và một thước đo độ theo phương thẳng đứng. Trong quá trình ép bấc có thể bấc không xuông được đến độ sâu thiết kế do gặp chướng gại vật hoặc nền đất cứng ta phải báo ngay cho cán bộ giám sát tư vấn kịp thời để có hướng giải quyết.
* Bố trí nhân lực:
Nhân lực trong một ca làm việc cho 01 máy ép dược tính như sau :
1. Lái xe vận hành : 01 công nhân .
2. Công nhân thao tác : 04 công nhân .
3. Kỹ thuật : 01 công nhân
01 dàn máy thì cần: 06 công nhân Trên công trường có 02 dàn máy thi công : 12 công nhân
Để cho công việc thi công được liên tục cần có 01 kỹ sư trắc địa và 04 công nhân làm công tác lấy tim điểm và vận chuyển bấc từ trong kho ra ngoài công trường