Lượng thức ăn phải dựa trên bảng cho ăn tính theo sinh khối tôm.



Thường xuyên chài tôm để ước tính sinh khối tôm nhằm xác định tốc độ tăng trưởng.

Nên sử dụng sàng ăn để chắc chắn tôm ăn hết thức ăn đã cho.

Một số người nuôi cố gắng cho hết thức ăn vào sàng ăn, nhưng cách làm này ít khi khả thi trong các ao nuôi bán thâm canh và ao nuôi lớn.

Nên rải đều thức ăn khắp ao thì càng tốt để ngăn ngừa tích tụ thức ăn tại một số chỗ ở đáy ao.

Sự tích tụ thức ăn ở đáy ao có thể dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường đất.

Nếu có thể thì nên cho ăn nhiều hơn một lần mỗi ngày để tăng tỷ lệ thức ăn tiêu thụ của tôm.

Chất lượng nước ao suy thoái, đặc biệt là hàm lượng oxy hòa tan thấp gây căng thẳng cho tôm và giảm tỷ lệ bắt mồi.

Tôm cũng dễ bị nhiễm bệnh, sự chuyển đổi thức ăn thành thịt tôm kém hiệu quả và tỉ lệ chết cao hơn.

Vì vậy, người nuôi tôm nên cố gắng duy trì chất lượng nước tốt bằng cách kiểm soát mật độ thả hợp lý, lượng thức ăn và phân bón cho ao ở mức độ vừa phải.

Ao nên thả ở mật độ hợp lý để không đòi hỏi lượng thức ăn đầu vào nhiều.

Khi bị căng thẳng hoặc bị bệnh thì tôm ăn yếu.

Vì vậy, trong thời gian tôm ăn yếu thì nên giảm lượng thức ăn đầu vào để giảm thiểu chất thải.

Tuy nhiên, thời tiết u ám không phải là lý do tốt để giảm lượng thức ăn đầu vào nếu tôm đang ăn mạnh và hàm lượng oxy hòa tan ở trong phạm vi bình thường. Tag: May suc khi

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là một trong những biến số quan trọng nhất trong nuôi tôm. Tag: May quat nuoc

Nông dân nên cẩn thận lưu giữ nhật ký cho ăn ở mỗi ao để tính toán FCR. Mục đích là để giảm giá trị FCR càng thấp thì người nuôi càng có lợi. Tag: May thoi khi

Tags: con tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, che pham sinh hoc, tom giong, cach cho tom an, cho tom an

Nguồn:2lua.vn/article/thuc-hanh-cho-tom-an-36713.html