Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nhiều tới vận động cho những ai mắc phải, vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, cũng chính là thắc mắc của nhiều người do lo ngại những biến chứng và hậu quả của thoái hóa cột sống cũng như mối nguy cơ gây tàn phế của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không ?

Để biết rằng thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, trước hết cần biết rõ được vai trò của đĩa đệm đối với cơ thể chúng ta. Đĩa đệm được ví như một túi sưởi, phía trong chứa dung dịch và nằm giữa các đốt sống. Nhờ sự đàn hồi của túi sưởi mà các đốt sống có thể chuyển động tương đối với nhau, cho phép cơ thể thực hiện các động tác ưỡn, nghiêng, cúi, xoay thân mình. Sự mềm dẻo, linh hoạt của cơ thể phụ thuộc nhiều vào trạng thái đĩa đệm.

Đĩa đệm gồm có bao xơ bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai, chắc, nhân nhầy ở dạng keo bên trong. Khi cấu trúc bao xơ bị yếu do đứt một số vòng sợi thì áp lực nhân nhầy sẽ đẩy chỗ đó phình ra, gọi là thoát vị đĩa đệm.

Bệnh có thể bị yếu một phần hay toàn bộ cơ của nhóm cơ do các rễ thần kinh chi phối vì thế việc điều trị không đơn giản, đòi hỏi sự kiên trì và theo đúng lời dặn của bác sỹ.

Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

Nếu để xảy ra biến chứng nguy hiểm thì bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Chắc chắn rằng rất nguy hiểm. Với mỗi vị trí xảy ra, thoát vị đĩa đệm lại có sự nguy hiểm riêng.

Chẳng hạn với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, với những biểu hiện như đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cánh tay. Khi bệnh nhân khó vận động các chi là do rễ thần kinh bị tổn thương. Thoát vị đĩa đệm chèn ép động mạch sống gây nên tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng não. Đĩa đệm thoát vị chèn ép cả hệ thần kinh giao cảm cổ, gây nên hội chứng giao cảm cổ sau rất phức tạp về triệu chứng lâm sàng như đối với tim và các nội tạng khác.

Còn nếu bị thoát vị đĩa đệm lưng thì người bệnh sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, đau thần kinh liên sườn, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực dọc theo khoang liên sườn. Khả năng vận động kém, không thể cúi xuống, xoay nghiêng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: đau thắt lưng chia làm hai giai đoạn (cấp tính và mãn tính), đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì. Nếu người bệnh có triệu chứng chân tê bì, mất cảm giác ở chân hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được là do tổn thương thần kinh tọa thì người bệnh không thể nhấc được gót hay mũi chân, dần dần teo cơ chân do tổn thương. Trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng gây liệt, thì có thể dẫn đến vô sinh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm, nếu người bệnh không tích cực phòng bệnh để bệnh kéo dài lâu ngày gây biến chứng teo cơ chân mất khả năng hoạt động, tiểu tiện không kiểm soát được ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, người mới bắt đầu bị bệnh hoặc người đang điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cần bổ sung các dưỡng chất như Canxi nano, vitamin D3, MK7…đây được coi là bộ kiềng 3 chân giúp cho xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình lão hóa xương do tuổi hoặc do chấn thương về các mặt xương khớp gây bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ bác sỹ, đồng thời kết hợp với vật lý trị liệu để đạt hiệu quả cao nhất.