<p>
"Đẻ không đau mà tắc tia sữa đau chết đi sống lại. Có những lúc nhụt chí muốn uống thuốc tiêu sữa cho rồi nhưng vì con tôi lại cố gắng. Không đau đớn nào bằng đau tắc tia sữa
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p>Hai lần sinh con, Thủy Anh, bà xã ca sĩ Đăng Khôi, đều gặp tình trạng tắc tia sữa. Ngày sinh bé Ken, do thiếu kinh nghiệm, cô cho bé bú chưa đúng cách nên bị nứt cổ gà, chảy máu. Lần đó, Thủy Anh phải bôi kem chống hăm bepanthen, khi nào cho con bú thì lau sạch, đồng thời điều chỉnh để bé ngậm sâu hết quầng vú mới đỡ.</p>
<p>Bé Ken chào đời được hai ngày, Thủy Anh mới có sữa về. Lúc này, ngực cô bắt đầu căng, cứng như đá do lực bú của bé còn yếu, không thể làm thông tia sữa giúp mẹ. Đến ngày thứ tư, hai bên ngực tấy đỏ khiến cô có hiện tượng sốt. Tuyến sữa phụ ở hai nách sưng to, đau nhức làm mẹ Ken không khép cánh tay hay nằm xuống được. </p>
<p>Sinh bé thứ hai, Đăng Anh, tình trạng tắc tia sữa của Thủy Anh còn "kinh khủng" hơn lần đầu do các nang sữa cũ đóng cặn. Tuần đầu sau sinh, cô không ngủ nổi, luôn trong tình trạng cho con bú và hút sữa liên tục. Thủy Anh áp dụng nhiều cách chữa tắc sữa, cả dân gian lẫn khoa học, nhưng không hiệu quả. Massage chườm nóng càng khiến cô trở nên tồi tệ bởi nhiệt độ cao làm giãn ống nang, kích thích sữa về trong khi các ống sữa chưa được thông hoàn toàn. Cô buộc phải tới viện để bác sĩ chườm lạnh rồi nặn cho ra hết các tia sữa bị vón cục. Quá trình này đau đớn khiến mẹ Ken phát khóc. </p>
<p>"Đẻ không đau mà tắc tia sữa đau chết đi sống lại. Có những lúc nhụt chí muốn uống thuốc tiêu sữa cho rồi nhưng vì con tôi lại cố gắng. Không đau đớn nào bằng đau tắc tia sữa", cô tâm sự.</p>
<table border="0" cellspacing="0" cellpadding="3" align="center">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p>Thủy Anh tự hào khoe thành quả là những túi sữa đặc sánh như váng sữa sau hai tháng nuôi con.</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p>Kể từ khi thử uống thông thảo (một vị thuốc thảo dược), Thủy Anh cảm thấy ngực bớt căng, cánh tay nhẹ hẳn. Cô kiên trì vừa uống thông thảo vừa massage nặn sữa và cho bé bú, hút liên tục. Cuối cùng, tình trạng tắc sữa cũng giảm. Theo Thủy Anh, các mẹ nên tích cực cho con tu ti bởi lúc bú, lưỡi của bé sẽ tác động vào điểm sản sinh oxytocin, hooc môn sản sinh ra sữa, mà không máy hút nào làm được. Do đó, việc bé bú đóng vai trò quan trọng giúp mẹ thông tia sữa.</p>
<p>Hai lần trải qua "nỗi đau kinh khủng nhất", Thủy Anh có những lưu ý với các mẹ rơi vào hoàn cảnh giống mình. Mẹ nên cho bé bú ngay khi vừa chào đời. Bé bú mẹ hoàn toàn và liên tục giúp cơ thể mẹ tái tạo nhiều sữa. Trước mỗi cữ bú 15 phút, mẹ nên uống một ly sữa nóng. Ngoài ra, mẹ sữa cần ăn uống đủ chất, ưu tiên ăn nhiều các loại rau như rau lang, đu đủ, uống chè vằng, thông thảo thay nước và giảm tinh bột.</p>
<p>Các mẹ lưu ý để bé bú cạn hết một bên mới chuyển sang bên còn lại. Khi ngực xẹp hẳn, sữa ra từng giọt, không còn cảm giác "rân rân như sữa về nữa" là cạn. Bé bú chưa hết, mẹ phải dùng máy vắt hết sữa ra, tránh tình trạng vón cục. Sữa dồi dào không phải do ăn móng giò hay nạp nhiều đồ bổ mà do cơ địa từng người. Để duy trì nguồn sữa cho con, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, có chế độ ngủ nghỉ phù hợp.</p>
<p>Hiện, bé Đăng Anh nhà Đăng Khôi - Thủy Anh đã hơn ba tháng tuổi và bú sữa mẹ hoàn toàn. Mẹ Thủy Anh vẫn đều đặn hút sữa cho con mỗi ngày. Nhìn sữa đóng váng đặc sánh như váng sữa, cô lại quên hết đau đớn mệt mỏi những ngày đầu sữa mới về. Bé bú không hết, cô đóng vào túi, ghi rõ ngày tháng rồi trữ trong ngăn đá để Đăng Anh uống dẫn mỗi khi mẹ vắng nhà. Bằng cách này, sữa có thể để được tối đa 6 tháng. Nếu còn dư, cô mang tặng các túi sữa cho các bé bị bỏ rơi ở chùa hoặc bệnh viện phụ sản. </p>
<table border="0" cellspacing="0" cellpadding="3" align="center">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p style="text-align: center;">Bé Ken và em trai Đăng Anh.</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p>Trữ sữa không đúng cách làm sữa dễ bị nhiễm khuẩn, không tốt cho em bé. Vì vậy, Thủy Anh dùng loại tủ lạnh có ngăn đá lớn chỉ để trữ sữa cho con. Đồ ăn sống cô bảo quản trong ngăn riêng, đóng nắp kỹ.</p>
<p>Lúc lấy sữa ra cho con ăn, Thủy Anh rã đông bằng cách: bỏ túi sữa từ ngăn đá ra ngăn mát. Khi sữa đã hoá lỏng, cô lấy vào bình và ngâm trong cốc nước nóng. Nước nguội, mẹ Ken thay nước nóng mới, lắc đều lọ sữa đến khi nào sờ tay thấy ấm đều, thử vào cổ tay xem độ nóng. Thủy Anh không dùng bình hâm sữa vì nước được nấu sôi trong bình khiến nhiệt độ tăng cao quá, trong khi sữa quá 40 độ là mất chất. Cô cũng tuyệt đối không quay trong lò vi sóng vì nhiệt độ cao khiến sữa mất chất và bé bú dễ bị bỏng vì nóng lâu. </p>
<p><em><span style="color: #c0c0c0;">Ngoisao.net</span></em></p>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/sao-24h/tin-31197/vo-dang-khoi-chia-se-cach-tri-tac-tia-sua.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn