Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, hài cốt của chúng được bảo tồn và thậm chí là bảo tồn ở những nơi đặc biệt. Với những kĩ năng trinh thám tài ba, các nhà cổ sinh vật học có thể khám phá ra nguồn gốc lịch sử của sự sống trên Trái đất. Và đây là những mẫu vật kì lạ nhất mà chúng ta tìm thấy.

1. Hóa thạch tinh trùng cổ đại

Theo giới khảo cổ học, hóa thạch tinh trùng cổ đại nhất từng may quần thiết kế được phát hiện từ trước đến nay này được xác định là của loài giun đất có tên gọi Clitellata, xuất hiện vào thời kỳ Eocene khoảng 50 triệu năm trước.


Hóa thạch được tìm thấy trên vách của một cái kén Clitellata tại Nam Cực. Phát hiện này đem lại cho các nhà khoa học hy vọng về việc khôi phục những hóa thạch cực hiếm của các loài vi sinh vật thân mềm.

Clitellata là loài động vật lưỡng tính. Đến thời kỳ sinh sản, loài giun này sẽ tiết ra một cái bọc xung quanh mình. Sau đó nó sẽ chui ra khỏi cái bọc và tự thụ tinh bằng cách đặt cả trứng lẫn tinh trùng vào đó. Cái bọc sau khi nhận những tế bào sinh sản sẽ biến thành kén rồi sau đó nở ra giun con.
Tinh trùng 50 triệu tuổi, phân cổ đại là những hóa thạch từng được loài người tìm ra...
Từ những của loài bọ ba thùy hay thằn lằn bạo chúa đến h mua dụng cụ thủ công handmade óa thạch của các loài sinh vật vỏ cứng hoặc xương đều không dễ bị phân hủy.

Qua thời gian, các lớp trầm tích dần dần được tạo nên và biến chúng trở thành bản ghi của các loài sinh vật, tồn tại hàng triệu năm với chúng ta sau khi chúng chết. Trong khi đó, các loài động vật thân mềm như giun lại phân hủy rất nhanh chóng.


Các nhà khoa học cho rằng hóa thạch được hình thành và tồn tại lâu như vậy là bởi tế bào tinh trùng này đã bị mắc kẹt trong kén và không “đến được” với tế bào trứng. Có lẽ môi trường đặc biệt của kén đã giúp bảo quản tế bào này cho đến khi hóa thạch được phát hiện.

Qua phát hiện này, các nhà khảo cổ hy vọng sẽ tìm lời giải cho câu hỏi “những con giun đất xưa đã tiến hóa như thế nào?”

2. Tôm thời Silurian

Bạn nghĩ sao về… dương vật 425 triệu năm tuổi? Được phát hiện tại một cái mương gần biên giới Anglo-Welsh đầu những năm 2000, hóa thạch của một loài tôm tý hon đã được tìm thấy.

Điều đặc biệt chú tôm này đã được khẳng định là “đực”. Toàn bộ mô mềm đã hóa thạch, gồm cả dương vật, được bảo quản hoàn hảo trên cả 3 chiều.


Trong suốt giai đoạn Silurian (443-419 triệu năm trước), các vùng đất biên giới xứ Wales nằm trên thềm lục địa của một vùng biển nhiệt đới. Động vật biển thỉnh thoảng bị nghiền nát, chôn vùi và hóa đá bởi tro của núi lửa xa xôi.

Tuy nhiên, các loài tôm tí hon (ostracod) và vô số các do da handmade hóa thạch nhỏ khác không thể được nhìn thấy dù sử dụng kính hiển vi. Vì vậy, các hóa thạch này được tái tạo lại bằng cách sử dụng công nghệ kĩ thuật số 3D để tiện nghiên cứu.

3. Phân và bãi nôn của bò sát cổ đại

Phân hóa thạch - hay sỏi phân (coprolite) là sản phẩm được tiêu thụ khá nhiều tại các cửa hàng cổ sinh vật học. Ngoài việc trở thành đồ trang trí độc và lạ, đây được coi là “hóa thạch dấu vết” với giá trị khảo cổ học to lớn. Các khoa học gia có thể biết chính xác các sinh vật tuyệt chủng hàng triệu năm về trước đã ăn gì.

Sỏi phân khổng lồ.

Sỏi phân thực chất chỉ là một loại của bromalite - dạng hóa thạch từ các sản phẩm của hệ thống tiêu hóa sinh vật- hay còn gọi vui là… đá bốc mùi (stinky rocks).

Thuật ngữ này được đặt ra vào đầu thập niên 1990 để gọi tất cả các loại chất thải được thạch hóa. Chỉ trong vài năm gần đây, bromalite được tìm thấy ở rất nhiều nơi.

Hình ảnh khủng long biển Plesiosaur.

Tại Úc, các nhà khoa học đưa ra bằng chứng về Plesiosaur (một loài khủng long biển Kỷ Phấn Trắng hung dữ) sử dụng chiếc cổ dài để sục cát, ăn các sinh vật dưới đáy biển.

Tại Ba Lan, thực đơn của các loài cá nghiền vỏ cứng đã giúp các khoa học gia lí giải về sự hồi phục của Trái đất sau giai đoạn tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái đất.

4. Tê giác vùng Yorkshire

Năm 1821, một hóa thạch kì lạ đã được phát hiện ở hang động Kirkdale, gần Kirkbymoorside, Bắc Yorkshire. Công nhân khai thác đá đã tìm thấy một hang đá rỗng chứa đầy xương động vật lớn.

Tưởng chừng chỉ là xương của gia súc nhưng một nhà tự nhiên học địa phương đã phát hiện nhiều điểm khác lạ ở hóa thạch này. Cuối cùng, những bộ xương đã được mang đến cho giáo sư William Buckland của trường ĐH Oxford nghiên cứu.


Buckland là nhà sinh vật học rất nổi tiếng. Ông nhận ra rằng, những chiếc xương này chủ yếu của động vật ăn cỏ lớn, chẳng hạn như voi và tê giác.

Chúng có những dấu hiệu bị cắn và phân hóa thạch được tìm thấy trên sàn hang động cho dấu vết của linh cẩu. Buckham cho rằng, hang động Kirkdale là hang động của loài linh cẩu từ đó thành lập nên ngành cổ sinh thái học.

Gần 200 năm sau, chúng ta biết rằng các động vật cỡ lớn ở châu Phi rong ruổi di chuyển khắp nơi tại vùng Vale of Pickering từ 125.000 năm trước - giai đoạn ấm áp giữa thời kì băng hà.