CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


(Máy đo đường huyết)Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…

Bạn quan tâm: >>Vai dia ky thuat<<

Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin). Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn (tinh bột) và thức uống ngọt.
Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường
1. Tổn thương thần kinh
Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi: Làm thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân nên bàn chân dễ bị tổn thương gây loét có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.

2. Tổn thương thận
Do hàm lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận và suy thận.

3. Tổn thương mắt
Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.

4. Bệnh lý mạch máu và tim
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Theo các số liệu thống kê cho thấy 65 % tỉ lệ tử vong ở bệnh tiểu đường là do tai biến mạch máu.

5. Nhiễm trùng
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận… Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.

6. Tăng mỡ máu
Những người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường thường có hai chỉ số liên quan đến mỡ máu tăng là cholesterol và tryglyceride. Đây chính là thủ phạm làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Do mỡ máu cao nên làm cho động mạch tắc nghẽn, dễ gây ra các biến chứng viêm nhiễm, bệnh về chân.

Biến chứng bệnh tiểu đường có thể tránh được và hạn chế chúng ngay cả khi chúng đã xảy ra, sự tiến triển của các biến chứng có thể được ngăn chặn thông qua việc phát hiện sớm và điều trị.

Phương pháp thích hợp để điều trị các biến chứng tiểu đường đầu tiên đảm bảo sự phù hợp của phương pháp điều trị và có thể tránh được các biến chứng khác, điều quan trong là phát hiện sớm các biến chứng trong giai đoạn sớm để có phục hồi được chức năng của cơ quan tổn thương.

Đây là kết quả của việc cơ thể thiếu thiếu vitamin A, B hoặc E. Trong một số trường hợp khác đây là dấu hiệu thiếu sắt hoặc can-xi.

Móng bị lõm:
Bạn đang bị thiếu sắt kinh niên, thiếu máu hoặc đang gặp những vấn đề về về gan.