5 THÓI QUEN TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG VÀO MUA HÈ


Theo số liệu của Hội nội tiết Trung ương công bố, năm 2013, ở Việt Nam số người mắc đái tháo đường lên tới 5,7% dân số, là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới. Đái tháo đường được coi là một thảm họa sức khỏe toàn cầu, là một căn bệnh mạn tính, một “kẻ giết người thầm lặng”.

Ở trong nhà - tránh ra ngoài nắng: Người bệnh nên ở trong nhà, những nơi mát mẻ, tốt nhất không nên ra ngoài trời từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Vì bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm, họ dễ bị dị ứng da, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trong thời gian này, bạn nên che chắn cơ thể, không để da tiếp xúc với ánh nắng mạnh.

=>>Vải địa kỹ thuật
=>>Phần mềm Quản lý cán bộ công chức


Những nhiễm khuẩn da nhỏ hoặc dị ứng có thể trở nên trầm trọng hơn. Những vết thương hở vô cùng nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường, vì da của người bệnh thường khó lành và dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Những vết thương trên da nếu nghiêm trọng cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị.

Kiểm tra mắt thường xuyên: Theo TS Gadge, hầu hết những người bị bệnh tiểu đường khi biến chứng thường ảnh hưởng tới mắt, có thể là bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bệnh tăng nhãn áp. Vào mùa hè thời tiết nóng, ẩm, bệnh nhân tiểu đường dễ bị các nhiễm khuẩn về mắt theo mùa như bệnh viêm kết mạc mùa xuân hoặc các nhiễm khuẩn khác.

Do bệnh tiểu đường làm các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc suy yếu, dần dần sẽ làm bệnh nhân dẫn đến nhìn mờ, thậm chí là mù lòa nếu mắc tiểu đường nặng. Tốt nhất nên định kỳ kiểm tra mắt ít nhất 1 năm /0020 lần, nếu mắc tiểu đường thời gian dài nên kiểm tra 3 tháng /1 lần hoặc khi thấy bất cứ các bất thường nào ở mắt, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường.

Duy trì mức độ đường trong máu: Việc kiểm soát đường huyết là ưu tiên số 1 của người tiểu đường. Nên uống thuốc thường xuyên và vào một thời gian nhất định. Đối với người tiểu đường có chỉ định tiêm insulin, cần đảm bảo việc tiêm insulin đúng liều lượng, kỹ thuật và loại thuốc. Đảm bảo thiết bị tiêm an toàn, không để thuốc và kim ở nơi nóng như trong xe ô tô chẳng hạn, bởi nếu thuốc và kim tiêm không bảo đảm nó sẽ không có tác dụng đối với người bệnh.

Các vật phẩm dùng xét nghiệm nhanh cũng được lưu trữ ở những nơi an toàn, không để máy xét nghiệm nhanh ở những chỗ nóng sẽ làm hỏng máy. Tốt nhất nên định kỳ đến kiểm tra đường huyết tại bệnh viện, còn các test nhanh chỉ dùng để tự kiểm tra ở nhà.