Làm sau để biết nước mắm ngon nhất tại việt nam ? Nước mắm là món gia vị chẳng thể thiếu của hầu hết các gia đình tại Việt Nam trong các bữa ăn hàng ngày. Nước mắm có thể sử dụng với nhiều món ăn khác nhau, có thể dùng để chấm thịt, cá, rau, đậu… hoặc có thể ướp, chiên xào, kho...



Tin liên quan nước tương tốt nhất cho người tiêu dùng

Độ đạm

Do thành phần và nguồn nguyên liệu, thời gian chế biến mà mùi vị, màu sắc của các loại nước mắm này khác nhau. Nước mắm Nha Trang có màu vàng sáng ánh đỏ. Nước mắm Phan Thiết do kèm nguồn cá tạp nên có màu vàng nhạt ánh xanh, mùi đậm. Nước mắm Phú Quốc nguyên liệu khi chế biến thường cho thêm vài trái thơm hoặc mít và phơi nắng nhiều nên nước mắm có màu nâu cánh gián và mùi vị dịu hơn. Ngoài miền Bắc còn có nước mắm Cát Hải được chế biến theo phương pháp đánh khuấy, có thêm nước lã trong quá trình chế biến và không gài nén. Phương pháp Cát Hải cho nước mắm có độ đạm thấp, hương vị kém nước mắm chế biến bằng phương pháp cài nén ở phía Nam, tuy nhiên nó có ưu điểm là thời gian chế biến ra nước mắm ngắn.

Về màu sắc

Kiểm tra màu sắc của nước mắm hoàn toàn có thể nhìn bằng mắt thường và qua vỏ chai. Nếu thấy màu nước mắm từ vàng-vàng rơm-cánh gián, có thể yên tâm. Nhưng nếu chai nước mắm có màu xanh xám của nước rau luộc thì coi chừng.

Muốn kiểm tra thật chuẩn màu của nước mắm, nên để chai nước mắm đối diện với nguồn sáng. Khi kiểm tra, nên lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược, để đối diện nguồn sáng, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống, nghĩa là có dấu hiệu kết tủa, tuyệt đối không dùng.

Các chất kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác nhà sản xuất cho thêm trong quá trình đóng gói.

Nước mắm đảm bảo phải có độ trong suốt và màu sắc đặc trưng, không kèm theo bất cứ tạp chất nào.

Mùi vị

Nhờ được hình thành từ nguồn cá tươi cao đạm, nước mắm truyền thống sẽ có được vị ngọt tự nhiên nơi đầu lưỡi và kèm theo mùi thơm nồng đặc trưng. Những phương pháp tạo ra nước mắm bằng những nguyên liệu bổ sung khác không thể đem đến mùi thơm tinh khiết này. Việc sử dụng công nghệ ủ chượp nhân tạo, có cho thêm men nhân tạo để thúc đẩy nhanh quá trình thủy phân cá, rút ngắn thời gian ủ chượp xuống một nửa, cũng làm cho nước mắm có mùi nồng của chượp cá bị “chín ép”. Hay thứ nước mắm pha chế, buộc phải cho thêm nhiều chất bảo quản, định vị, định màu…có vị ngọt sốc, ngọt sắc ngay đầu lưỡi, nhưng sau đó không còn dư vị nữa. Do đó, để nhận biết và thưởng thức được vị ngọt tự nhiên của nước mắm truyền thống là cả một nghệ thuật, thể hiện đẳng cấp của người tiêu dùng.

Xem thêm tương ớt ngon nhất tại đây.