<p>
Bầu sẽ giới thiệu cho mẹ 10 loại nước uống vừa ngon, vừa rẻ lại cực kỳ bổ dưỡng nữa đấy.
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<h3><strong>1. Nước cam</strong></h3>
<p></p>
<p>Mỗi ngày bà bầu nên uống 1 ly nước cam tươi, tự ép tại nhà, không cần pha thêm đường. Việc này sẽ giúp mẹ bầu có một sức khỏe tuyệt vời nhờ vào lượng vitamin C dồi dào hỗ trợ hệ miễn dịch, canxi “nâng cấp” hệ xương của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, nước cam còn chứa axit folic, kali giúp ngăn ngừa một số loại dị tật bẩm sinh ở thai nhi, sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh, điều hòa và ổn định huyết áp cho mẹ.</p>
<h3><strong>2. Nước dừa</strong></h3>
<p></p>
<p>Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước dừa rất giàu clorua, kali, magiê…giúp điều chỉnh huyết áp, bổ sung chất điện giải và nhanh chóng giải cơn khát do cơ thể bị mất muối. Mỗi ngày bà bầu uống một cốc nước dừa tươi có thể khắc phục được những vấn đề thường gặp khi mang thai như chứng táo bón, đầy bụng, ợ hơi.</p>
<p>Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống nước dừa vào 3 tháng đầu thai kỳ, vì việc này có thể khiến cho những triệu chứng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn.</p>
<h3><strong>3. Nước thanh long</strong></h3>
<p></p>
<p>Thanh long là loại trái cây chứa nhiều Vitamin C và chất xơ giúp đào thải chất độc trong cơ thể, nhuận trường, nên rất thích hợp cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, đây cũng là loại quả có lớp vỏ dày nên thuốc trừ sâu khó có thể ngấm vào bên trong.</p>
<h3><strong>4. Nước lê</strong></h3>
<p></p>
<p>Lê là loại quả mọng nước, có tính giải khát rất tốt, chỉ chứa khoảng 9.3% lượng đường và 0.16% axit. Vì vậy, nếu bà bầu uống nước lê mỗi ngày có tác dụng điều hòa môi trường dịch trong dạ dày, giúp giảm cảm giác buồn nôn khi mang thai.</p>
<h3 style="text-align: left;"><strong>5. Trà xanh</strong></h3>
<p></p>
<p>Kẽm, chất chống oxy hóa, một số vitamin và các thiamine có trong trà xanh sẽ giúp mẹ bầu bớt căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường chức năng tim và thận, thúc đẩy lưu thông máu, giúp tiêu hóa dễ dàng, phòng chống phù nề khi mang thai, đồng thời, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.</p>
<p>Nhưng bà bầu không nên uống quá nhiều trà bởi có thể gây thiếu máu trong thời kỳ thai nghén, bào thai sẽ thiếu sắt và sau này có thể mắc bệnh thiếu máu bẩm sinh. Phụ nữ mang thai cũng không nên uống hồng trà hay trà đen, vì trong 500g trà này có chứa đến 2-5% caffeine, là chất kích thích không tốt, gây hại cho sự phát triển của bé.</p>
<h3><strong>6. Nước mía</strong></h3>
<p></p>
<p>Đường, canxi, đồng, magie, kali, sắt,…là một số vitamin và khoáng chất điển hình có mặt trong nước mía, ngoài ra, thức uống này còn chứa khoảng 30 các loại axit hữu cơ khác và protein hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ bầu “nạp năng lượng” ngay tức thời.</p>
<p>Đồng thời, mẹ bầu nào đang bị những cơn ốm nghén hành hạ thì hãy thử ngay mẹo nhỏ này: lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày. mẹ bầu sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm đi rõ rệt.</p>
<h3><strong>7. Nước nho ép</strong></h3>
<p></p>
<p>Trong nước nho ép có chứa nhiều đường và kali, giúp giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim, giảm lượng cholesterol và huyết áp. Ngoài ra, nước nho cũng rất giàu vi khuẩn có ích, giúp nhuận tràng, lợi tiểu và bài tiết mồ hôi. Bà bầu nên uống nửa cốc nước nho ép pha loãng với tỉ lệ 1:1 chia làm 3 lần trong ngày trong thời gian 3 tuần.</p>
<h3><strong>8. Trà bạc hà</strong></h3>
<p></p>
<p>Trà bạc hà còn giúp bà bầu kiểm soát những cơn nghén vào buổi sáng, chữa chứng đau bụng bất thường, ợ nóng, đầy hơi, mất ngủ. Mẹ lấy lá bạc hà tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào tách, đổ nước, đun sôi và hãm lấy nước uống.</p>
<p>Bà bầu chỉ nên uống trà 3-5 gram trà mỗi ngày. Khi uống, bà bầu không nên tùy tiện thêm vào tách trà bạc hà những loại hoa quả hay thảo mộc khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Bởi trong trà có nhiều thành phần kỵ với các loại phụ gia tạo thành độc tố gây hại với cơ thể.</p>
<h3><strong>9. Nước ép cà chua</strong></h3>
<p></p>
<p>Uống một cốc nước ép cà chua trước bữa ăn khoảng 20-30 phút sẽ giúp bà bầu tiêu hóa thực phẩm tốt hơn.</p>
<p>Mẹ bầu không nên thêm muối vào nước ép cà chua vì sẽ làm giảm giá trị của nước quả. Đối với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng và viêm túi mật không nên sử dụng loại nước uống này.</p>
<h3><strong>10. Nước ép bí ngô</strong></h3>
<p></p>
<p>Giàu đường sucrose, pectic, muối kali, magie, sắt, đồng, coban, các loại vitamin C, В1, B2, В6, Е… nên nước ép bí ngô có tác dụng đặc biệt tốt đối với những bệnh liên quan đến thận và gan.</p>
<p>Với những mẹ bầu thường xuyên mất ngủ, có thể uống một cốc nước bí ngô pha loãng với mật ong chia ra làm 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 10 ngày, mẹ sẽ thấy tình trạng này được cải thiện rõ rệt.</p>
</p>




<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/bau/tin-33050/10-loai-nuoc-than-thanh-giup-me-bau-giai-nhiet.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn