<p>
Ai cũng nhớ thời điểm con trẻ bắt đầu biết ngồi, khi chập chững đi và mọc chiếc răng đầu tiên. Nhưng có 7 mốc quan trọng khác của bé mà ít người để ý tới.
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Ảnh siêu âm 3D: giữa tháng thứ hai và tháng thứ tư</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bạn vẫn siêu âm thai hai chiều cho đến khi bé vào giữa tháng thứ hai và tháng thứ tư hoặc lâu hơn nếu bạn muốn thấy bé rõ hơn. Lúc này, bạn đã có thể nhìn thấy bé yêu của mình trong hình ảnh 3D với các chi tiết khá đầy đủ và đã có thể "tranh cãi" với chồng xem cái mũi, cái mắt của thai nhi là giống bố hay hoàn toàn là gen của mẹ.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bé yêu của bạn đã rõ nét hơn bao giờ hết trong bức ảnh 3D</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Tiếng cười đầu tiên: giữa tháng thứ tư và tháng thứ năm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ bắt đầu mỉm cười khi được khoảng sáu tuần, nhưng chỉ đến khi trẻ được bốn tháng hoặc năm tháng thì trẻ mới bắt đầu cười thành tiếng. Phản ứng của bé phụ thuộc vào sự phát triển của vỏ não và bé sẽ học khiếu hài hước từ bố mẹ mình. Cuối cùng, cũng đã có người hưởng ứng khi bạn đọc cho nghe một quyển truyện tranh thú vị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Biết tên của bé: giữa tháng thứ năm và tháng thứ tám</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù bé vẫn chưa thể nói được tên của mình nhưng ở độ tuổi này bé đã biết tên mình là gì và sẽ ngoái lại nhìn khi mẹ gọi</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không chỉ là những nụ cười mỉm, giờ đây bạn đã có thể lắng nghe tiếng cười giòn tan của con</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Nói "mẹ" hay "bố" với đúng người: giữa tháng thứ chín và tháng mười một</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Em bé của bạn đã có thể sử dụng từ "mẹ" và "bố" nhưng không biết chính xác ai với ai. Tuy nhiên, ở độ tuổi từ chín đến mười một tháng, bé sẽ biết ai là mẹ và ai là bố để gọi cho đúng. Hãy chuẩn bị tinh thần để vui mừng và tự hào mặc dù cảm giác này có thể ít nhiều mất đi sau đó khi bé liên tục gọi "mẹ ơi" vào bất kỳ lúc nào mà không cần biết bạn đang bận dọn dẹp hay đang cuống lên vì sắp muộn giờ làm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Liên hệ các con số với thế giới thực: giữa năm 3 tuổi và bốn tuổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Con bạn sẽ bắt đầu hiểu rằng khi thêm vào sẽ khiến đồ vật nhiều lên trong khi lấy đi sẽ làm số lượng đồ vật giảm xuống. Bạn hãy tận dụng các cơ hội hàng ngày để học đếm cùng bé. Lấy các ví dụ càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn như "Một cái kẹo cho mẹ, một cái kẹo cho bố, một cái kẹo cho con. Một, hai, ba cái kẹo". Như vậy, bé sẽ bắt đầu hiểu rằng từ "ba" tượng trưng cho số kẹo trên bàn. Khi anh của bé đi vào phòng, sẽ có thêm một cái kẹo nữa được lấy ra, đưa tổng số đếm lên thành bốn.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ở tuổi lên ba, bé hứng thú tìm hiểu kỹ hơn về các con số và đã bắt đầu biết liên hệ số với các vấn đề thực tế khác. (Ảnh minh họa)</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Hỏi các câu hỏi "tại sao?": giữa năm ba tuổi và bốn tuổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bạn sẽ nghe thấy rất nhiều những câu hỏi vì sao còn bạn thì thường xuyên không biết câu trả lời. Thậm chí nếu bạn có câu trả lời thì hàng loạt các câu hỏi "tại sao" khác sẽ xuất hiện sau mỗi câu trả lời của bạn cho đến khi bạn bị dồn vào chân tường và muốn ngất đi vì quá sức. Hãy thử trả lời con bạn với một câu hỏi như thế này "Tại sao con nghĩ rằng con mèo đó lại chay đi?". Bằng cách này, bạn sẽ tạm chấm dứt chuỗi hàng trăm câu hỏi "tại sao" và giúp bé tự tìm ra câu trả lời cho chính mình.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Học cách chơi xích đu mà không cần người đầy: ở tuổi lên năm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một đứa trẻ ở độ tuổi này cuối cùng đã có thể tìm cách sử dụng đôi chân để tự chơi xích đu. Bây giờ bạn đã có thể ngồi nhâm nhi một cốc cà phê trong yên tĩnh, khi con bạn đang giải trí trên một chiếc xích đu cho đến khi con bạn chán trò chơi này.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi bé đã bắt đầu biết dùng đôi chân để nhún lấy đà cho xích đu di chuyển, bạn có thể có vài chục phút thư giãn trong lúc bé mải mê với trò chơi đầy hấp dẫn này.</p>
</p>




<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-33213/7-dau-moc-quan-trong-trong-doi-be-me-dung-lang-quen.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn