Truong mam non nao tot tai cau giay
>> Trường mầm non Quốc tế Sakura Montessori tại Hà Nội

Giúp bé không còn biếng ăn cùng mầm non Quốc tế Sakura Montessori

Con không chịu ăn là vấn đề khiến các bà mẹ đau đầu. Muốn dỗ cho trẻ ăn, nhiều gia đình “huy động” cả ông bà, bố mẹ bày trò, dụ dỗ, thậm chí hò hét nhưng vẫn không có hiệu quả, điều này vô tình lại là nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn của trẻ.
Thực tế, trẻ nhỏ cũng như người lớn, chúng chỉ ăn khi cảm thấy đói và khi cơ thể thiếu chất. Cha mẹ nên cho bé ăn vào những lúc bé thực sự có nhu cầu.

Chuẩn bị đồ ăn cho con đầy đủ chất và phong phú về thực đơn để trẻ có thể thay đổi khẩu vị chứ không nên ép con ăn và biến bữa ăn như một cực hình với trẻ. Trẻ cũng không muốn ăn mãi một món.
Nếu trẻ bị ép ăn, thường có cảm giác sợ hãi khi đến bữa, sợ khi nhìn thấy thức ăn. Nguy hại hơn là trẻ có thể bị biếng ăn do tâm lý và mất đi cảm giác thèm ăn.

=>>Quản trị cổng thông tin điện tử
=>>Hệ thống cổng thông tin điện tử


Trong mọi trường hợp không nên được bắt buộc trẻ em ăn vì điều này xem ra còn nguy hiểm hơn là sự suy dinh dưỡng.
Vì vậy, cha mẹ không nên đưa ra số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, điều quan trọng là khuyến khích con thèm ăn chứ không phải bắt con ăn đủ số lượng.

Ở trường mầm non Quốc tế Sakura Montessori chúng tôi đưa ra phương châm “ tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ là giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh!” Trẻ lứa tuổi nhà trẻ (12-36 tháng) khám phá thế giới xung quanh chủ yếu bằng xúc giác và thị giác, để cảm nhận được chất lượng của món ăn trẻ phải thích thú để khám phá với nó rồi mới sẵn sàng “thử” Tuy nhiên nhiều gia đình sợ con bẩn hoặc không có thời gian nên đã “kìm hãm” cơ hội khám phá thức ăn của trẻ. Với Quốc tế Sakura Montessori, chúng tôi không chỉ thay đổi khẩu vị và khẩu phần ăn của bé mà vào mỗi bữa ăn (của lớp nhà trẻ) chúng tôi dành thời gian đầu cho trẻ tự trải nghiệm thức ăn bằng xúc giác sau đó mới giúp đỡ trẻ vào khoảng thời gian còn lại ( nếu trẻ cần). Và hầu hết trẻ từ 20 tháng đều thích thú trong việc tự xúc ăn.

Hay vào mỗi trưa thứ sáu hàng tuần các bé lại háo hức với tiệc buffet để tha hồ lựa chọn món ăn theo nhu cầu.
Mẹ của bạn Bảo Trọng (Sóc)- lớp Mozart chia sẻ ” Ở nhà con khó ăn và chưa bao giờ ăn rau củ quả, em toàn phải ép mà ăn được một miếng như đánh vật với bạn ấy” Tuy nhiên sau 2 tháng đi học, cùng thống nhất cách nuôi dạy con ở nhà trường và gia đình, giờ đây hoa quả lại là món ăn yêu thích của Sóc
Còn một điều nữa vô cùng quan trọng mà chúng ta thường ít đề cập đến khi ép trẻ ăn. Đó là hệ lụy của việc hình thành tính tự lập trong suy nghĩ và trong hành động của trẻ. Điều đơn giản nhất là Nhu cầu của bản thân mình mà mình không được quyết định, luôn phải theo sự chỉ dẫn của người lớn thì mình còn làm được những gì lớn hơn??? Bạn có thể trả lời giúp tôi ? Một điều nữa mà tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng ” Hãy trở thành một người mẹ “vừa đủ” tốt, hãy để trẻ tự đứng trên đôi chân của mình; tuổi thơ quyết định nhân cách, nhân cách quyết định cuộc đời, hãy đặt mình vào con để hiểu con hơn”.
Cùng chung suy nghĩ, tôi đã đọc được bài viết (Sưu tầm từ nguồn: FP “kỷ luật không nước mắt”) xin mạn phép chia sẻ cùng quý vị!
Ngày xưa bác sĩ nhi khoa nổi tiếng Đỗ Hồng Ngọc có viết cuốn sách gối đầu giường dành cho các bà mẹ có con đầu lòng, hướng dẫn cách chăm sóc con sao cho có khoa học (Viết cho các bà mẹ sanh con đầu lòng). Ngày ấy có lẽ không có những bức xúc của các bà mẹ về chuyện ăn uống của con hay “hiện tượng” biếng ăn của mấy bé như bây giờ, bởi vì ngày đó ai cũng đói và ăn còn không đủ thì lấy đâu ra chuyện than thở biếng ăn như bây giờ. Vì vậy nên tôi mạn phép vị bác sĩ đáng kính ấy để viết tiếp câu chuyện ăn uống của các đứa bé ở tuổi chập chững biết đi đó: lứa tuổi từ 1-5 tuổi.