Chức năng phân cách của vải địa kỹ thuật không dệt

Phương pháp thông thường để ổn định hoá lớp đất đắp trên nền đất yếu Vải địa kỹ thuật không dệt bão hoà nước là phải tăng thêm chiều dày đất đắp để bù vào lượng đất bị mất do lún chìm vào nền đất yếu trong quá trình thi công. Việc sử dụng loại vải địa kỹ thuật thích hợp đặt giữa đất yếu và nền đường sẽ ngăn cản sự trộn lẫn của hai loại đất. Vải địa kỹ thuật không dệt phân cách ngăn ngừa tổn thất đất đắp và tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng cho nhà thầu.

=>>Máy đo đường huyết
=>>Báo giá thiết kế website du lịch


Ngoài ra, vải địa kỹ thuật không dệt còn ngăn chặn không cho đất yếu thâm nhập vào cốt liệu nền đường nhằm bảo toàn các tính chất cơ lí của vật liệu đắp, do đó nền đường có thể hấp thụ và chịu đựng một cách hữu hiệu toàn bộ tải trọng xe.

Đối với đường có chiều cao bé cần phải dùng vải địa kỹ thuật như là một bộ phận chịu lực của kết cấu nền móng đường. Trên thực tế, tải trọng xe tác dụng trên móng đường chủ yếu theo phương đứng, trong khi phương chịu kéo của vải địa kỹ thuật lại là phương nằm ngang. Vì vậy, cường độ chịu kéo và độ cứng chịu uốn của vải có ảnh hưởng rất nhỏ trong sự gia tăng khả năng chịu tải của nền dưới tải trọng đứng của bánh xe. Trong thực tế, dưới tải trọng bánh xe khả năng chịu tải của nền đường có vải địa kỹ thuật không dệt chủ yếu là do chức năng phân cách hơn là chức năng gia cường về khả năng chịu kéo của kết cấu nền móng

Ứng dụng và chức năng của Vải Địa kỹ thuật
Trên thực tế thì vải địa kỹ thuật có rất nhiều chức năng và công dụng khác nhau
-Trong giao thông vải địa kĩ thuật gia cố nền đường làm tăng độ bền, tính ổn định cho các tuyến đường đi
qua những khu vực có nền đất yếu và hay sụt lún như đất sét mềm, bùn, than bùn...
Phân cách ổn định nền đường: Vải địa kỹ thuật không dệt có tính năng cường độ chịu kéo và ứng suất cao nên được sử dụng làm lớp phân cách giữa nền đất đắp và đất yếu nhằm duy trì chiều dày đất đắp và tăng khả năng chịu tải của nền đường.