Bệnh tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh trong thời khỳ mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường đường chẩn đoán bởi các xét nghiệm thực hiện vào giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ tác động đến 4% số thai phụ.

Đái tháo đường trong thai kỳ không xác định chắc chắn yếu tố gây nên, người ta chỉ tin rằng có sự kích thích tố từ nhau thai có thể đã ngăn chặn sự hoạt động của insulin ở thai phụ, dấn đến những bất thường về hàm lượng đường huyết.


Thai phụ cần được kiểm soát tốt đường huyết trong thai kỳ (minh họa)

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường thai kỳ

Với bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần nhiều insulin hơn, mà tuyến tụy của người mẹ không có đủ insulin cung cấp cho đường máu.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ:

-Thai phụ nhiều hơn 25 tuổi.

-Bố mẹ hoặc anh chị em trong gia đình mắc bệnh tiểu đường.

-Thai phụ tăng cân quá mức khi mang thai

-Thai phụ có tiền sử mắc đái tháo đường trong lần mang thai trước.

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường trong thai kỳ là không rõ ràng, vì vậy các bác sỹ chỉ nhận thấy bệnh tiểu đường trong thai kỳ thông qua các xét nghiệm chắt lọc glucose. Bên cạnh đó có một vài dấu hiệu được các chuyên gia chỉ ra như: buồn đi tiểu liên tục, tăng cảm xúc ngon miệng, bị giảm cân dù rất thèm ăn và ăn nhiều.

Tác hại của bệnh tiểu đường thai kỳ như nào đến việc mang thai và trẻ sơ sinh sau này?

Để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ, điều quan trọng là giữ lượng đường huyết của thai phụ trong tầm kiểm soát, vì thai phụ có quá nhiều đường trong máu sẽ dẫn đến hạ đường huyết của thai nhi. Lượng đường trong máu của người mẹ quá cao, làm cho thai nhi phát triển nhanh, gây khả năng khó sinh, khi sinh thai nhi có thể bị gẫy xương hoặc tổn thương thần kinh; tuy nhiên với cả 2 nguy cơ tiềm ẩn này đều được chữa lành với 99% trẻ sơ sinh.

Ngoài ra thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, trẻ sau này có nguy cơ tiềm ẩn béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 cao.

Điều trị và khắc phục hậu quả bệnh tiểu đường thai kỳ

-Lập kế hoặc ăn uống: Nhờ đến sự trợ giúp từ chuyên gia dinh dưỡng lên kế hoạch cho bữa ăn đáp ứng đủ nhu cầu calo và kiểm soát tốt lượng đường máu. Việc dùng insulin giúp giảm đường huyết cũng không gây hại đến thai nhi.

-Lên kế hoạch tập thể thao: Theo các chuyên gia cho thấy các bài tập vừa phải như aerobic, đi bộ hay bơi lội là rất có lợi, giúp người mẹ cải thiện khả năng xử lý glucose, kiểm soát tốt hàm lượng đường huyết.

-Điều trị bằng thuốc: Có khoảng 15% số thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần phải dùng thuốc, hầu hết các thai phụ mắc bệnh thường tiến hành với thuốc uống thay vì tiêm.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ lần sau?

Thai phụ có nguy cơ tái phát bệnh tiểu đường trong thai kỳ kế tiếp có đến khoảng một phần ba tới một nửa số ca. Và có đến 50% thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển bệnh tiểu đường tại một thời điểm về sau.

Ổn định đường huyết với TPCN BoniDiabet một giải pháp tốt với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.