Nặn mụn có thể giúp bạn lấy nhân mụn dễ dàng tại nhà nhưng chỉ với điều kiện phải làm đúng cách sau đây! Bài viết này BVTM Á Âu xin giải đáp thắc mắc có nên nặn mụn tại nhà không? Nặn mụn tại nhàcũng có những nguyên tắc của nó, bạn phải tuân thủ tuyệt đối nhé, nếu không hãy tìm cơ sở spa hay mỹ viện uy tín lấy mụn an toàn.

Khi nào được phép nặn mụn?

Một số mụn được phép nặn là những loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm.

Bạn không nên nặn mụn khi:
  • Mụn mủ, mụn viêm sưng : là dạng mụn lớn, khi xuất hiện nó khi vùng da xung quanh bạn đau đớn. Khi mụn này xuất hiện rất dễ để lại sẹo thâm trên da mặt đặc biệt trong trường hợp bạn nặn chúng.
  • Mụn mủ hoặc mụn trứng cá: là loại mụn đầu trắng, khi mọc làm sưng đỏ da, mọc khá dày, đôi khi bạn sẽ thấy mụn chảy mủ và có mùi hơi hôi.
  • Mụn ác tính: bạn có thể nhận diện nó rất dễ dàng vì kích thước của mụn thường rất to, khi nó xuất hiện bạn sẽ bị nóng sốt nhẹ. Đừng nên cố tình nặn chúng vì bạn sẽ trực tiếp gây ra tình trạng viêm nhiễm, lan rộng tình trạng mụn ra các vùng viên lân cận. Và hậu quả sẹo để lại rất nghiêm trọng và khó chữa trị rất nhiều lần.

Thời điểm nặn mụn?
  • Để tránh tình trạng sẹo, thâm sau khi nặn mụn thì bạn cần biết đâu là thời gian hợp lý để chúng ta có thể loại bỏ chúng. Đầu tiên cần lưu ý, tốt nhất nên nặn mụn khi mụn đã chín, trên bề mặt đã lộ rõ phần nhân mụn (tức khi đó nhân mụn đã trồi lên hằn da mặt của bạn) khi nặn ở thời gian này bạn sẽ bớt đau và sưng hơn.


  • Nếu bạn kiểm tra nhưng vẫn thấy mụn chưa hiện ra chân mụn, cồi mụn thì lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là đừng nên để hơi tay để lại quá nhiều trên bề mặt da đang bị mụn, hãy để nó tự “chín” 1 cách tự nhiên đừng cố nặn mụn trong thời điểm này vì dù có nặn nhân mụn vẫn không loại bở triệt để, cảm giác đau đớn. Hơn thế nữa việc nặn sai thời điểm còn tạo điều kiện thuận lợi cho mụn phát triển mạnh hơn và “lợi hại” hơn trước rất nhiều.

10 bước nặn mụn tại nhà an toàn cho da:

Khi bị mụn, lời khuyên thường gặp là chúng ta không nên tác động lên nốt mụn như sờ, bóp và nặn. Điều này đúng với những nốt mụn còn “non”. Khi nhân mụn đã “chín” và trồi lên bề mặt, việc nặn sẽ giúp lấy hết nhân mụn còn đọng trong da. Nếu để nhân mụn đã chín ở quá sâu trên da, nốt mụn của bạn sẽ càng lâu khỏi hơn.
Tuy nhiên, việc nặn mụn không đúng cách có thể để lại rất nhiều hệ quả nghiêm trọng: Đó là làm phát tán vi khuẩn, viêm nhiễm dạng rộng trên da, khiến nốt mụn lâu khỏi và còn làm mụn mọc lan ra nhiều nơi hơn. Do đó, trong trường hợp nhân mụn đã chín và bạn muốn nặn sạch tại nhà, hãy tham khảo 10 bước tiêu chuẩn đã được bác sĩ da liễu thiết kế sau:



Lưu ý:
– Bạn có thể thay kim khâu bằng đồ nặn mụn chuyên dụng nếu có điều kiện.
– Khi nặn, nguyên tắc quan trọng là ấn đầu xỏ kim xuống da theo hướng vuông góc. Không chà xát kim lên da. Nốt mụn nên được đặt sao cho nằm gọn trong đầu xỏ kim.

Người chuyên nghiệp nặn mụn như thế nào?

Bác sĩ da liễu và chuyên viên trong spa được đào tạo để nặn mụn một cách an toàn. Họ đeo găng tay và làm thủng mụn bằng kim tiêm vô trùng, sau đó loại bỏ phần bên trong bằng dụng cụ lấy mụn bọc. Vì vậy hãy để những người chuyên nghiệp nặn mụn cho bạn. Nhưng chúng ta hãy đối mặt với sự thật rằng đôi khi, rất khó để bạn chống lại sự cám dỗ của việc bóp mủ màu đỏ tươi trên má, cằm, mũi.



Điểm mấu chốt: Cố gắng chống lại việc nặn mụn. Nếu bạn không thể, hãy nặn mụn với ngón tay sạch và chạm nhẹ.

Nếu bạn thấy mình phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan mỗi ngày hoặc mỗi tuần “nên nặn hay không nên nặn”, hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu để biết cách chăm sóc da tốt nhất.