Người nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đang phấn khởi vì giá bán tăng cao, song các doanh nghiệp chế biến lại lo thiếu nguyên liệu để sản xuất do thời tiết bất lợi.

Vào những ngày này, vợ chồng ông Nguyễn Văn Sang ở ấp Ông Khâm, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau rất phấn khởi khi chuẩn bị thu hoạch đầm tôm hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao. “Năm vừa rồi thời tiết bất lợi, giá tôm xuống thấp khiến người nuôi thua lỗ nặng. Đầu năm nay nhiều hộ nuôi ở địa phương không dám tái sản xuất thì giá tôm lại lên cao. Hiện ai còn đảm bảo được đầm nuôi sẽ có lãi to”, ông Sang quả quyết.

Gia đình ông Sang có 2 ao nuôi tôm công nghiệp (mỗi ao 2.000 m2 ). Năm 2015 ông thả tôm thẻ chân trắng nhưng gặp dịch bệnh, tôm chết liên miên khiến gia đình thua lỗ vài chục triệu đồng. Theo lời lão nông này, hai đầm tôm sắp cho thu hoạch của gia đình, chỉ vài ngày nữa thôi sẽ đem lại khoản lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng.

Theo Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tôm sú loại 20 con một kg hiện có giá từ 270.000 đến 290.000 đồng; loại 30 con một kg giá 220.000-240.000 đồng; tôm thẻ loại 100 con có giá 110.000 đồng. Quân bình giá tăng từ 20.000 đến 30.000 đồng một kg (tùy loại) so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Trúc Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện chia sẻ: “Dù thời tiết khô hạn hiện nay đang gây bất lợi cho ngành nuôi tôm, song việc giá tôm tăng kỷ lục so với vài năm gần đây đang là động lực khiến cho nông dân tái sản xuất”.



Chung niềm vui với người nuôi tôm ở Cà Mau, ông Lâm Văn Ân ngụ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu cũng phấn khởi không kém: “Đây là thời điểm để nông dân chúng tôi gỡ lại vốn cho các vụ nuôi thất bại trước đó. Bây giờ khi chuẩn bị lên hầm tôm, chỉ cần gọi điện cho thương lái là họ vào mua ngay mà không kèo nài chuyện giá cả như trước”, ông An nói.

Dù giá tôm đang có lợi cho nông dân, nhưng ngành nông nghiệp các địa phương cho biết thời tiết bất lợi, cộng với giá tôm nguyên liệu xuống thấp trong những tháng cuối năm 2015 là nguyên nhân khiến cho diện tích nuôi ở các địa phương giảm, không đạt so với kế hoạch.

Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cho biết, toàn huyện có hơn 30.000 ha nuôi tôm (tôm công nghiệp chiếm 2.200 ha), nhưng hiện tại diện tích xuống giống thả nuôi chỉ được 750 ha.

“Khô hạn, xâm nhập mặn là nguyên nhân chính khiến người nuôi e ngại xuống giống, vì ở độ mặn này con tôm không thể phát triển được”, ông Nguyễn Trúc Giang phân tích.

Tại Bạc Liêu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, bà Phan Thị Thu Oanh thông tin, tỉnh có diện tích nuôi tôm hơn 124.000 ha (tôm công nghiệp chiếm 3.109 ha), hiện tại diện tích thả giống ở các mô hình nuôi như thâm canh, bán thâm canh và nuôi công nghiệp chỉ đạt trên dưới 16% kế hoạch.

Diện tích giảm, kéo theo sản lượng cũng giảm khiến các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản lo ngại cho dây chuyền hoạt động của nhà máy mình. Tag: May suc khi

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, tổng sản lượng tôm 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 14.600 tấn, bằng 88,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó diện tích thả nuôi thấp hơn so với các năm trước (tôm quảng canh cải tiến trên 79.000 ha, chiếm hơn 80%; tôm công nghiệp với tổng diện tích gần 10.000 ha, nhưng hiện chỉ mới thả nuôi được 4.100 ha…).

Ông Lê Triệu Vĩnh, Phó giám đốc Công ty cổ phẩn thủy sản Phú Cường cho biết, nguồn tôm nguyên liệu đang thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Sản lượng giảm khoảng 30% so với cùng kỳ, đẩy các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản vào nguy cơ thiếu nguồn tôm nguyên liệu để sản xuất. Tag: May quat nuoc

Còn ông Lê Văn Quang, Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú nhìn nhận, trong vài năm trở lại đây ngành tôm của Việt Nam đang bất ổn, vì giá thành sản xuất cao, mà tính cạnh tranh lại thấp ở các thị trường như Mỹ, EU…

“Chúng ta phải tạo ra sự khác biệt cho con tôm Việt Nam, nhằm cạnh tranh với các nước như Ấn Độ, Indonesia… bằng cách xây dựng các chuỗi giá trị tôm có trách nhiệm để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt”, ông Quang khẳng định. Tag: May thoi khi

Nói về tình hình sản xuất tôm hiện nay, ông Ngô Thanh Lĩnh, Tổng thư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP) cho rằng không riêng năm nay, vài năm gần đây, doanh nghiệp xuất khẩu đã phải nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ (từ tháng 7 trở đi) để phục vụ sản xuất.

Nguồn:kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/han-han-day-gia-tom-cao-ky-luc-3379286.html