Nồi hơi sẽ chịu những ảnh hưởng, hư hỏng do phá hủy bởi ăn mòn hóa học gây tác hại cả hệ thống nhận hơi công tác.

>> http://autobonbanh.net/details/hien-tuong-cau-ban-ri-set-trong-noi-hoi.html

Ăn mòn hóa học: Gây mục gỉ, mòn bục, nứt và cản trở trao đổi nhiệt.


+ Khí Oxy O2:

Fe + O2 => Fe2O3
Fe2O3 + O2 => Fe3O4 ( Màu đen – Có tác dụng làm lớp bảo vệ chống acid thâm nhập)

+ Khí Hydro H2: Chỉ đối với nồi hơi cao áp (trên 6Mpa), H2 tác động với Cacbon C ở các tổ chức tinh thể thép gây vết nứt tế vi tại nút Carbon bị mất, khi có ứng suất cục bộ tập trung dần dẫn đến nứt vách nồi, ống.

H2 + C (To, P cao) => CH4

+ Ăn mòn do Acid

-Khí CO2, SO2, H2S… có trong không khí khi hòa tan với nước (H+ OH-) tạo: H2CO3, H2SO4, H2S, …cũng như lượng nhỏ các Acid khác đã sẵn có trong nước nó tác động với Fe, Cu tạo các muối, gây ăn mòn không những vách ống nồi hơi mà còn cả thiết bị nhận hơi công tác.

+ Ăn mòn do muối natri NaCl có trong nước cấp hoặc nước biển nếu bị rò từ bầu ngưng.

NaCl + = Na+ + Cl-
Cl- + H+ <=> HCl tính acid – gây ăn mòn.

+ Ăn mòn do gỉ muối đồng Cu++ (CO3 — ,SO4 ++, Cl – ..) dồn về từ các bầu hâm, bầu ngưng gây ăn mòn Oxy hóa khử.

>> Ngoài ra, còn có: http://nhathauxaydung.xyz/detail/tong-hop-cac-truong-hop-an-mon-trong-noi-hoi.html

+ Ăn mòn điểm do co giãn cục bộ tại các vị trí làm vỡ lớp Fe3O4 bảo vệ – Quá trình đốt nồi đang nguội quá nhanh không theo qui trình đốt hâm nóng (xem phần tham khảo); Các tạp chất vô cơ(cát, đất…), hữu cơ(vi khuẩn, tế bào…) tạo cực pin gây ăn mòn điện hóa.