Đây là nhóm lan hồ điệp mà có nhiều phân khúc cần phải chú ý nhất. Nhưng cũng dễ chọn giá thể nhất, vì hầu như giá thể nào cũng dùng được.

Bài viết chỉ nêu ra loại giá thể thích hợp nhất để chúng ta cùng thảo luận.

Trong nhóm này, ta chia làm các phân khúc nhỏ sau: thân cứng, thân thòng mềm, thân ngắn nhỏ, thân cỏ, các loài Kiều (Thủy tiên).

1. Lan thân cứng: gồm các loại Đùi gà, Xoắn, Hoàng Phi Hạc, Den Kontum, Vạch Đỏ, Báo Hỉ...

Mấy loại này ghép gỗ là đẹp nhất, ghép sao thật thoáng, trơ để tưới là trôi ngay không đọng lâu, không cài xơ dừa, dớn mềm xung quanh nữa. Ít thấy người ta ghép mấy loại này vào dớn bảng nhưng có thể trồng dc được. Trồng chậu đất nung nhưng giá thể ít thôi và khô, ví dụ như than. Khi dùng chậu, chú ý cố định cây trong chậu, tránh việc gió lay động cây.

2. Lan thân thòng: Phi điệp, Hạc Vỹ, Long Tu, Hương Vani, Nghệ Tâm...

Nhóm này trồng giá thể đa dạng: dớn bảng, ghép gỗ khúc, ghép thớt gỗ, ghép gỗ lũa, trồng chậu đất nung đều tốt.

Các cây nhỏ, keiki trồng chậu phát triển nhanh hơn, bón phân châm tan dễ hơn, đỡ thất thoát hơn,vườn khô ưu tiên trồng chậu, tuy nhiên nên treo chậu nghiêng đi để cây thòng xuống cho thuận.

Ghép gỗ khúc, gỗ lũa nhìn tự nhiên, nghệ thuật hơn nhưng thích hợp với vườn có độ ẩm cao, thiếu độ ẩm cây hơi còi.

Ghép dớn bảng rất tốt rễ đâm vào bảng chắc chắn, giữ ẩm lâu hơn gỗ khúc, thoáng hơn chậu lại thuận cho cây thòng xuống, khối lượng bảng dớn nhẹ, tuổi thọ dớn bền.

Cá nhân rất thích ghép lan vào bảng dớn, nó phù hợp và tốt với hầu hết các chậu trồng lan hồ điệp

Ghép lan vào bảng dớn trong mùa nghỉ

Ngoài ra Phi điệp tím trồng cộng sinh với cây Tổ Quạ, Ổ Rồng phát triển rất tốt.


3. Lan thân ngắn, nhỏ: tiểu bạch hạc, đại bạch hạc, bạch hỏa hoàng, các loại Eria (lan len),...trong nhóm này cũng có các ngoại lệ dễ trồng như kim điệp thường, ...

Dựa theo đặc tính của nhóm mà chọn giá thể, tốt nhất nên kiếm chậu dớn hoặc chậu đất để trồng.

Giá thể thích hợp là than + dớn mềm: chia ra 3 lớp từ dưới lên gồm ( than lớn bằng 1/2 nắm đấm, than nhỏ bằng đầu ngón cái, dớn mềm) chú ý không lót quá nhiều dớn mềm, chỉ trải 1 lớp mỏng thôi để rễ con có độ ẩm nhưng nhanh chóng bám vào được than.

4. Lan đa thân thân cỏ: trúc mành, ngọc trúc và một số loại khác. Dạng thân nhỏ mảnh và mọc theo khóm.

Đối với loại này, trúc mành thì thân rũ, ngọc trúc thân đứng nhưng độ ẩm của chúng giống nhau, rất cao (>80%), ánh sáng yếu (<40%), thời gian chiếu ánh sáng tốt nhất từ 8 - 10h sáng, 4 - 6h chiều.

Ngọc trúc nên dùng chậu, lót 1 lớp miếng sợi dừa, sau đó đến dớn mềm, đặt cây lên trên, sau khi cố định cây thì rải 1 lớp đất trồng bonsai mỏng lên rễ.

Trúc mành thì ghép vào thân cây, cuốn thêm nhiều dớn mềm, rêu rừng lên gốc để tạo độ ẩm. thường chọn cây có vỏ sần sùi và giữ nguyên vỏ cây, chỉ áp dụng khi trúc mành không còn nguyên bụi.

Nếu ghép Trúc mành lên thân cây hoa lan tết, cây con sẽ dễ phát triển hơn dớn.

Nếu anh em có 1 bụi trúc mành, nhắc kỹ nhé 1 bụi cây, thì anh em nên ghép vào dớn miếng, nhưng treo ngang, không treo dọc miếng dớn, hạn chế việc thoát nước.