Các nhà đầu tư nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam chưa bao giờ trở nên dễ dàng như hiện nay. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức.
>> xem thêm: thanh lap cong ty tai quan 12
Vậy cụ thể các hình thức trên được thực hiện như thế nào? Tư Pháp Việt với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn thành lập doanh nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi tưởng chừng khó khăn này.

cần phải hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có từ 1% vốn nước ngoài trở lên. Nhưng theo Luật đầu tư 2014 khi doanh nghiệp sẽ thành lập có từ 51% vốn điều lệ trở lên bắt nguồn từ nguồn vốn đầu tư quốc tế thì phải tiến hành Thủ tục thành lập doanh nghiệp như thủ tục thành lập công ty 100% vốn nhà nước.

Còn đối với doanh nghiệp có vốn đầy tư dưới 51% vốn đầy tư từ nước ngoài thì sẽ thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1: Xin cấp phép góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế Việt Nam.

Để được cấp loại giấy này chủ đầu tư nước ngoài phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế nộp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính của tổ chức kinh tế.
>> xem thêm: thanh lap cong ty tai quan thu duc
Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo loại hình doanh nghiệp mà chủ đầu tư dự đinh góp vốn, mua cổ phần, phàn vốn góp. Ví dụ: để thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, người Thành lập công ty thường sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên là cá nhân hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý cùng CCCD/CMND/Hộ của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức (Riêng với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương đã qua hợp pháp hóa lãnh sự).
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư.
Sau khi chuẩn bị xong người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Hoàn thành các thủ tục pháp lý khác
>> xem thêm: thanh lap cong ty tai quan tan phu
Tiến hành khắc con dấu pháp nhân, thông báo sử dụng mẫu dấu tại Cổng thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.

Ngoài cách góp vốn, mua cổ phần phần vốn góp để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ đầu tư còn có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.