Lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-80% . Nếu độ ở môi trường có độ ẩm thấp hơn, người trồng có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Người chơi hoa phải đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho loài cây này rất quan trọng và người chăm cây nên thực hiện một cách cẩn thận.

Vào mùa hè, cây cần được tưới khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, người chơi hoa chỉ cần tưới khoảng 10 ngày một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể khiến cho lá bị thối, vì thế., cách tốt nhất là người trồng nên tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi).

Để lan hồ điệp nhanh chóng phục hồi khi Tết đã qua, bạn đừng nên tham bông. Khi thấy 2/3 số hoa trên các nhánh hoa đã tàn ta cắt các nhánh hoa đi. Cách cắt hoa hồ điệp sau khi tàn thế nào, mời bạn xem bài viết Vị trí cắt nhánh hoa hồ điệp.

Xử lý các lá hồ điệp bị vàng héo

Lá lan hồ điệp sau Tết thường bị héo, vàng úa hoặc nhiễm nấm bệnh là do 1 số nguyên nhân:

Do nhiều yếu tố như trồng chung lan vào chậu to hoặc trong lúc vận chuyển hoa trong dịp Tết có thể làm các lá hồ điệp bầm dập dẫn đến vàng và thối lan.

Người mua không chăm sóc lan hồ điệp tết hoặc cách chăm sóc của người chơi hoa trong suốt dịp Tết không đúng.

- Nếu quan sát thấy tỉ lệ lá hồ điệp bị vàng úa chưa quá 1/3 lá thì bạn cố gắng giữ lá đó lại bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc, khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.

- Đối với các lá bị bệnh nhiều (xem thêm: nhận diện nấm bệnh trên lan hồ điệp), mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng....nên cắt bỏ hoàn toàn lá này.

Cách trồng và chăm sóc hồ điệp - cửa hàng bán hoa lan

Phong lan hồ điệp là loại lan khá dễ trồng và chăm sóc nếu ta hiểu được các đặc tính sinh trưởng của chúng.


Giá thể trồng hoa lan hồ điệp:

có thể nói Bất cứ giá thể trồng lan nào cũng có thể trồng được lan hồ điệp, tuy nhiên, trồng như thế nào còn phụ thuộc vào sở thích và điều kiện của từng người, từng nơi,… Thông thường, hồ điệp được ghép vào các khúc gỗ (gõ cây, gỗ lũa,….có hình dáng đẹp) khúc gỗ nhỏ vừa phải có thể treo trên giàn lan, những khúc gỗ to thường được đặt trong chậu và đổ xi măng chết ở gốc cho vững. Nếu điều kiện cho phép như nhà biệt thự,sân rộng thoáng, xung quanh có 1 số cây cổ thụ và 1 vài cây bosai kết hợp vẫn có thể tạo được 1-2 cây đai châu đẹp hài hoà, hợp lý.

Cây ghép phải có hình dáng đẹp, mang phong cách cổ thụ hoặc giả sơn. hồ điệp cũng có thể trồng trong chậu đất nung với giá thể là than củi, vỏ thông,…..hoặc trồng trong chậu nhựa với than củi trộn với dớn cọng nhỏ. Thông thường các giống hồ điệp có nguồn gốc khai thác tự nhiên thường được ghép vào các khúc gỗ, còn các cây hồ điệp công nghiệp được trồng trong chậu.

Nếu ghép gỗ: nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất. Nếu trồng chậu: nên chọn chậu đất nung hoặc chậu gỗ (cũi) trồng bằng than củi kết hợp với dớn cọng nhỏ hoặc vỏ thông.

Tóm lại, trồng lan hồ điệp bằng cách nào cũng được nhưng phải đảm bảo được tính cấn đối hài hoà và thụân tiện cho sự phát triển của cây lan.

Xem thêm: mua hoa lan ở tphcm