Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa lan, nếu bạn nhận thấy bộ rễ của lan chưa hoàn thiện, bạn có thể dùng một số kích thích tố để gây sự mọc rễ như 2, 4D; ANA; nhưng tốt nhất là dùng ANA vì ít độc cho cây có thể 2 đến 3 lần trong năm với nồng độ 1 phần triệu (ppm).


So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan Hồ Điệp là tối cần thiết. Đây cũng là một yếu tố có liên hệ đến các bệnh thối rữa thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, một sự thông gió quá mạnh dễ làm cho cây mất nước. Gió với tốc độ 10 - 15km/giò là tốt nhất. Do đó tùy nơi trồng với tốc độ gió như thế nào ta phải cấu tạo giá thể cho hợp lý. Thường cách trồng chậu hoa lan hồ điệp tương tự như một số giống của loài đơn thân như Vanda, Rl'ynchostylis, Aerides vì thế nếu gió với cấp 6 trở lên, giá thể phải bít kín để thỏa mãn số lượng nước bốc hơi quá lớn, còn ngược lại, phải thật thoáng vì nếu không giá thể là ổ xuất phát các mầm bệnh nguy hiểm.

Phải lưu ý những biểu hiện của bệnh thối rữa xuất hiện trên cây, vì bệnh này phát triển rất nhanh chóng, có thể giết chết cây chớp nhoáng trong vài ngày. Nếu chỉ thấy trên lá xuất hiện những chỗ đậm màu ta phải phun thuốc ngay. Nếu lá và rễ đã bị thối, ta phải dùng kéo hoặc dao đã khử trùng cắt xa chỗ bị bệnh, nếu cần ta có thể cắt bỏ cả nguyên lá hoặc rễ. vết cắt phải được khử trùng bằng Vadơhn trộn Zineb và nên nhớ không dùng kéo này để cắt một cây lan nào khác nếu nó chưa được khử trùng trở lại. Cuối cùng ta phải cách ly cây bệnh vì chúng lan truyền rất nhanh chóng. Khi cây đã có trục phát hoa không nên thay đổi vị trí, vì như thế dễ làm nụ hoa bị rụng. Sự thiếu độ ẩm, sử dụng phân bón quá độ cũng làm cho nụ hoa vàng và quăn lại. Khi hoa đã tàn, ta có thể cắt trục phát hoa đến mắt thứ tư (chừa lại 4 mắt), các mắt này thường cho ra các chồi bên và có thể ra hoa vào mùa nắng.

Hồ Điệp vẫn bị một số loài côn trùng cắn phá. Loài rệp nhỏ đến nỗi mắt thường không phân biệt được, nếu ta nhìn mặt trên lá màu xanh mướt có lốm đốm màu rỉ sét, sần sùi mặt trên và dưới - nhiều người nhầm lẫn cây bị nhiễm nấm hay virus. Sâu và bệnh là 2 lĩnh vực khác nhau, nếu nhầm lẫn sẽ không trị liệu thích đáng. Với kính lúp có độ mạnh, ta sẽ thấy được những con côn trùng màu hơi đỏ, nhỏ xíu. Ngoài ra một loài rệp đốm và vảy u với kích thước lớn hơn cũng gây ra một tác hại đáng kể. Dùng Serpa với nồng độ nửa muỗng canh cho 4 lít nước, kết quả sẽ chắc chắn.

Tưới nước trà loãng cho lan Hồ Điệp hàng ngày, ngoài tác động kích thích nó còn có tác dụng để diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin trong nước trà .

LH: bán hoa lan tại tphcm

Như đã nói ở trên thì lan có cấu trúc và phát triển vô cùng đặc biệt nên khi sử dụng phân bón phải được xem xét cẩn thận. Vì bón phân thường xảy ra hai trường hợp hoàn toàn khác nhau, một là cây tăng trưởng tốt và hai là cây có thể bị thoái hóa.

Bón phân vô cơ

+ Các nguyên tố đa vi lượng bao gồm các nguyên tố cần cho sự phát triển của cây như: đạm, lân, kali:

Trong đó, đạm trên thị trường có 2 dạng alf ure CO (NH2)2 với tỷ lệ 46% đạm và sunphat đạm (NH4)2SO4 với tỷ lệ 21% đạm. Đây là một trong những chất hình thành cơ quan, là yếu tố dinh dưỡng cơ bản tham gia vào thành phần axit nucheicm, axit amin, quang hợp mạnh và kéo dài sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa lan hồ điệp.

Lân: hiện có Supe lân có chứa khoảng 20% P2O5 dễ tan cho cây hấp thụ, có vai trò tham gia vào thành phần nucleoprotein adenxinphotphat và những photphat khác. Không chỉ vậy lân cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, quang hợp giúp dễ hấp thu chất đạm hơn, giúp bộ rễ phát triển, kích thích đẻ nhánh, tác động mạnh mẽ ở thời kỳ cây còn bé.

Kali: sử dụng loại phân clorua kali thường gọi là muối ớt vì có màu giống muối ớt. Cũng tương tự như Lân, giúp cây hấp thụ đạm dễ dàng và kích thích sự hoạt động của nhiều loại men. Loại phân này làn tăng cường tạo thành những bô mạch giúp cây cứng cáp hơn, tăng khả năng giữ nước, thấm nước và giúp cây chịu được hạn và chống bệnh.