Tiêu chảy được biết đến như là một nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tử vong cho trẻ. Có đến 80% các ca tử vong sảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Đa số các ca tử vong đều là do các mẹ không có đủ kiến thức và sự khéo léo để chăm sóc cho các bé bị tiêu chảy, dẫn đến hậu quả khôn lường. Do đó, việc các mẹ nên làm là trang bị các kiến thức cơ bản, để bảo vệ con và có các xử lý kịp thời khi con mình bị mắc bệnh. Thêm vào đó là giúp các mẹ tránh khỏi những sai lầm khi chăm sóc các bé, để tình trạng các bé không xấu đi! Nhưng trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

Xem thêm: Bé ăn ngon miệng hơn với ghế ăn cho bé!


Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy gồm: Đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, kèm theo hiện tượng sốt và nôn mửa, trẻ chậm lớn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng các mẹ hãy chú ý đến 4 nguyên nhân chủ yếu dưới đây:






Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ở các bé. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường ruột là do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở một số trẻ đều có thể tự khỏi và không cần uống thuốc cũng như điều trị. Còn các bé tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh. Các mẹ nên lưu ý, nhiễm ký sinh trùng có thể là do khâu pha sữa công thức cho các bé!



Dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, hoặc dị ứng với các loại thức ăn, chẳng hạn như các loại đồ ăn mới khi mẹ cho bé ăn dặm, dẫn đến tiêu chảy.!



Khả năng dung nạp thức ăn kém

Các bé có hệ tiêu hóa kém nên khi dung nạp các loại thức ăn lạ, không tiêu hóa hoặc không hấp thụ được. Dưỡng chất sẽ không đi vào máu mà đọng lại ở dạ dày, gây đau bụng hoặc tiêu chảy.



Rối loạn tiêu hóa bình thường

Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa bất thường và trẻ sơ sinh thường gặp phải. Một số trẻ gặp phải tình trạng tiêu chảy là do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề, còn non nớt và nhạy cảm. Thế nên, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong dinh dưỡng của mẹ có thể làm trẻ bị tiêu chảy. Hay khi lần đầu tiên ăn dặm, bé cũng có thể bị tiêu chảy.




Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy, các mẹ cần biết cách để ngăn chặn triệt để căn bệnh nay để trẻ phát triển khỏe mạnh:


– Cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bé có thể bù lại lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy.


– Ngoài sữa mẹ, các mẹ nên cho trẻ uống thêm 100 – 200ml nước sôi để nguội/ ngày


– Cho trẻ uống 50 – 100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài


– Các mẹ nên đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ gồm 3 đủ: đủ nước, đủ vitamin, đủ chất xơ và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho con.


– Các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ bú và thay tã cho con!


Đồng thời đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau: Tiêu chảy trong 2 ngày mà không có dấu hiệu đỡ, trẻ bị đau bụng khi ấn vào, trẻ bị nôn và không chịu ăn, khi trẻ bị đi ngoài, phân có lẫn máu, kèm theo hiện tượng sốt cao. Ngoài ra, trẻ còn có hiện tượng miệng, lưỡi khô, mắt trũng hơn bình thường

Cách đề phòng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy thường gây nguy hiểm cho các bé, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, các mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để giúp phòng chống cho các bé tránh khỏi căn bệnh này. Các mẹ hãy làm theo các lời khuyên sau:


– Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, cung cấp đủ nước, vitamin và các loại khoáng chất cho cơ thể trong chế độ ăn uống hàng ngày.





– Với các mẹ cho con uống sữa ngoài, nên chú ý vệ sinh bình sữa, rửa sạch tay và lau khô khi pha sữa cho trẻ sơ sinh bú nhé!


– Không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, bởi đó có thể gây tiêu chảy ở trẻ.

Lời khuyên từ các bác sĩ:

Các bác sĩ chia sẻ rằng: Người lớn thường đi đại tiện 1 lần, một ngày, còn nếu quá 3 lần một ngày, kèm theo hiện tượng phân lỏng, dạng nước, cùng với đau bụng… thì đây là hiện tượng tiêu chảy.


Bác sĩ chuyên gia tư vấn sức khoẻ của tổng đài Ánh Dương chia sẻ rằng: “ Đối với người lớn việc đi đại tiện 1 lần/ ngày là điều bình thường, còn từ 3 lần trở lên với các triệu chứng như phân lỏng, dạng nước, kèm đau bụng… thì được coi là tiêu chảy. Với các bé, khi mới sinh, bé bú sữa mẹ để phát triển, do đó, hiện tượng phân lỏng, hoa cà, hoa cải, hay có bọt mà không có dấu hiệu nào khác thì đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu các bé chậm lớn, nôn ói, đầy bụng, khó tiêu, mất nước… thì các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm, các mẹ nên chú ý đến các vấn đề an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường sống để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé!

Theo chaocon.com