bệnh tiểu đường không nên ăn gì
Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì
Trái cây và rau xanh
Rau xanh & trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa & hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
– Một số loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina… là những loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường. Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat & calo thấp

Chất đạm từ thịt bò
Đối với chất đạm, người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng các loại thịt nạc như thịt bò

Bởi các axit linoleic tổng hợp (CLA) chứa nhiều trong thịt bò có khả năng giúp chống ung thư và giúp cải thiện chức năng chuyển hóa đường trong máu.
Chất béo tốt
Nguồn chất béo tốt là những chất béo chưa bão hòa (không no), có nhiều ở trong quả bơ, các loại quả hạch (hạnh nhân, quả hồ đào, quả óc chó), dầu oliu, dầu đậu nành…, sẽ giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng chúng thay cho chất béo có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, với dầu ô liu thì bạn nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không chế biến trong nền nhiệt độ cao, vì nó có thể chuyển hóa thành các chất độc hại với cơ thể.
Ăn cá ít nhất 2 lần 1 tuần
Cá là nguồn cung cấp chất béo và chất đạm tốt thay thế cho thịt. Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi rất giàu axit béo omega-3 không chỉ tốt cho người bệnh tiểu đường mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá dưới dạng hấp, nấu, súp, không nên ăn cá rán.

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì
Thực phẩm ngọt
Do đó, các loại thực phẩm như bánh, kẹo, nước ngọt,… người tiểu đường tuyệt đối không được đụng vào. Ngoài ra, các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như mía đường và hoa quả quá ngọt cũng nên hạn chế đến mức tối đa.
Tinh bột

Hầu như bữa ăn nào cũng có các thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Đặc biệt là món cơm. Tuy nhiên, có một tin buồn rằng, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều tinh bột. Do đó, những loại thực phẩm như cơm, bún, phở, cháo… cần hải được hạn chế. Chúng ta có thể thay thế chúng bằng các loại ngũ cốc, gạo lứt,… có lợi hơn.
Chất béo bão hòa
Các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, nội tạng động vật, phô mát, bơ, sữa, lòng đỏ trứng gà… Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều chất béo như nước cốt dừa, kem… Và đặc biệt là các thực phẩm đông lạnh, xúc xích, thức ăn nhanh, khoai tây chiên, mì tôm… phải được loại bỏ trong chế độ ăn cho người tiểu đường. Vì những chất béo bão hòa này cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng rất lớn, gây nguy cơ béo phì cao và làm tăng cholesterol trong máu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới việc kiểm soát đường huyết.
Trái cây khô
Mặc dù là chất xơ và có thành phần dinh dưỡng cao. Nhưng lượng đường trong trái cây khô khá nhiều, dễ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, cần loại bỏ thực phẩm này trong chế độ ăn cho người tiểu đường.
Sữa
Sữa là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh tiểu đường, các chất béo có nhiều trong sữa sẽ làm giảm đề kháng của isulin. Do đó, người tiểu đường cần lưu ý mua loại sữa không đường và tách béo để bổ sung dưỡng chất.
Các loại chất uống có cồn
Tuyệt đối phải tránh xa các loại đồ uống có cồn, rượu, bia,… Các thức uống này khi kết hợp với các loại thực phẩm có đường khác nhau sẽ làm lượng đường trong máu tăng một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Vì vậy, người tiểu đường nên học cách nói không với các loại đồ uống này và thay thế bằng những loại đồ uống lành mạnh hơn.
Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Các món ăn chứa nhiều đường thường rất ngon và kích thích vị giác. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường cần phải thật sự nghiêm túc nói không với các thực phẩm cần kiêng ở trên. Và phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây để hạn chế sự phát triển của bệnh, kéo dài tuổi thọ:
Nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa để tránh làm tăng lượng đường huyết sau khi ăn. Duy trì đều đặn để có kết quả tốt.
Ăn ngủ đúng giờ, điều độ, để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Việc để quá đói hoặc ăn quá no và ngủ không đúng giờ sẽ làm các chức năng của cơ thể bị rối loạn, khó kiểm soát được lượng đường huyết.
Bữa ăn cần được cân đối các chất đạm, chất béo, chất xơ hợp lý.
Uống nhiều nước lọc hàng ngày để cơ thể có sự đào thải chất độc tốt.