Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc ngày càng tăng lên nhanh chóng. Bệnh thường gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc là gì? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc là gì?

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc hay còn được dân gian gọi là chàm tiếp xúc. Bệnh thường xảy ra do viêm da cơ địa cộng với tiếp xúc với các chất gây dị ứng khiến da bị thương tổn và gây viêm.

Một trong số bệnh phổ biến của viêm da dị ứng tiếp xúc là bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt. Bệnh thường xảy ra ở mặt, chân, tay,... Mức độ bệnh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào rất nhiều vào yếu tố cơ địa của từng người cũng như chất tiếp xúc gây ra dị ứng.





Viêm da dị ứng tiếp xúc
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc

Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc:

  • Sức đề kháng yếu: Ở những người có hệ thống miễn dịch suy giảm như: trẻ nhỏ, người mắc nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ mang thai, người cao tuổi..thường rất dễ bị các yếu tố gây bệnh tấn công hình thành nên bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc.

  • Do thuốc tây: Hiện nay, nhiều loại thuốc gây ra tác dụng phụ làm tổn thương da dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc, điển hình nhất vẫn là nhóm thuốc có chứa coriticoid. Khi dùng thuốc hỗ trợ chữa corticoid, bạn nên thận trọng để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc có thể xảy ra.
  • Do thực phẩm: thực phẩm dễ gây dị ứng hình thành nên tình trạng viêm da do tiếp xúc như hải sản, bò, trứng, lạc, dị ứng bia rượu, ớt...
  • Do côn trùng gây ra: Một số loại côn trùng có độc có thể gây nên tình trạng viêm da điển hình là: Rết, kiến ba khoang, ong,...
  • Thường xuyên tiếp xúc môi trường bẩn: tiếp xúc với không khí ô nhiễm hay nước bẩn sẽ là nguy cơ nhiễm bệnh và gây ra tình trạng viêm da.
  • Một số sản phẩm gây phản ứng: khi tiếp xúc với da và ánh sáng mặt trời bao gồm kem cạo râu, kem chống nắng, thuốc mỡ sulfa, nước hoa,...

Triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc bao gồm:
  • Ở vùng da tiếp xúc, vùng da thường có màu đỏ hoặc viêm.

  • Vùng da mắc bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc thường ngứa, nổi mẩn, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi.
  • Khi niêm mạc da xuất hiện các triệu chứng dị ứng, huyết thanh quản mạch sẽ giãn ra và gây phù nề, thậm chí dẫn đến đau thắt ngực, tăng hoặc giảm huyết áp.
  • Vùng da mắc bệnh bị sưng và thường rất nhạy cảm với các yếu tố ngoài môi trường.
  • Đặc biệt, bệnh nhân có thể thấy vùng da đó có thể nóng hơn vùng da bình thường hoặc nổi ban.
  • Bệnh thường ngứa ít vào ban ngày và nặng hơn vào buổi tối. Có người ngứa từng cơn, cũng có người như có côn trùng bò trên người gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.



Triệu chứng viêm da dị ứng tiếp xúc

Để hạn chế tình trạng bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc và tình trạng tái phát bệnh, bệnh nhân cần biết viêm da dị ứng kiêng ăn gì?, có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý.

Cách phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc
Bệnh nhân cần thực hiện một số cách phòng ngừa như:

  • Hạn chế sử dụng một số thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng, thị bò,...
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây ra bệnh để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Trong trường hợp không thể tránh né do tính chất công việc nghề nghiệp, bạn có thể mang mặt nạ, mặc quần áo dài, đeo gang tay,…để ngăn ngừa tác nhân gây bệnh.
  • Bạn có thể dùng kem bảo vệ có tác dụng làm mềm da, ẩm da tránh cho da khô và nứt nẻ.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Môi trường sống có đóng góp quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc. Bạn cần vệ sinh thường xuyên môi trường sống, xịt thuốc diệt côn trùng đều đặn để tránh sự tấn công từ công trùng gây hại,…

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc và có cách phòng ngừa bệnh hợp lý.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể đến phòng khám của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh dưới sự chỉ định của bác sĩ, giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

Chúc các bạn mạnh khỏe!