Các biện pháp xử lý nước để chống cặn bám cho nồi hơi – lò hơi


Lò hơi – Nồi hơi là bình chưng cất cỡ lớn mà trong đó, nước cấp vào nồi hơi – lò hơi sẽ hóa hơi để lại các chất rắn đọng lại bên trong nồi. Tùy thuộc vào hàm lượng chất rắn trong nước, hay còn gọi là độ cứng của nước. Quan sát ấm đun nước bạn có thể thấy rõ bằng mắt thường lớp cáu cặn bám bên trong thành một ấm nước bị đun sôi cho đến khi cạn hết nước.

Xem >>> Chất đốt lò hơi

Hiện tượng tương tự như thế cũng xuất hiện bên trong Nồi hơi – Lò hơi, và nếu không được kiểm soát nó có thể phá hủy nồi hơi, ở nồi hơi – lò hơi sở dĩ không bị nóng chảy là do có nước làm mát. Những chất tích tụ ở thành trong của ống sẽ tạo ra một lớp cách nhiệt sẽ hạn chế khả năng hấp thụ nhiệt của nước trong ống. Nếu điều này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ làm quá nhiệt vùng ống đó và có nguy cơ nổ ống.


Để ngăn chặn tình trạng đóng cặn trong ống, nồng độ chất rắn trong nước cấp vào nồi hơi phải giảm xuống đến giới hạn cho phép. Áp suất vận hành và nhiệt độ nồi hơi – lò hơi càng cao thì yêu cầu đảm bảo về phương pháp xử lý nước cấp càng phải chặt chẽ.

Dưới đây là bảng khuyến cáo những giới hạn cao nhất về nước của nồi hơi vận hành theo ABMA.



Áp suất làm việc của bao hơi (psig) Tổng chất rắn hòa tan (ppm) Tổng cộng chất kiềm (ppm) Dioxit silic (ppm SiO2) Tổng chất rắn lơ lửng (ppm)

0-300 3500 700 150 15

301-450 3000 600 90 10

451-600 2500 500 40 8

601-750 1000 200 30 3

751-900 750 150 20 2

901-1000 625 125 8 1




Xem >>> Ghi xích lò hơi



Để ngăn chặn những vấn đề liên quan đến phương pháp xử lý nước không đảm bảo, người ta đưa ra những khuyến cáo sau:


– Cần chắc chắn rằng chất lượng nước cấp vào Nồi hơi – Lò hơi phải thích hợp với nhiệt độ và áp suất hoạt động. Chất lượng nước tiêu chuẩn dựa vào áp suất và nhiệt độ vận hành như AMBA đã khuyến cáo bên trên.

– Nước sau khi được khử khí phải không còn oxy, thiết bị khử khí vận hành với áp suất thích hợp, và nước ở nhiệt độ bão hòa theo áp suất.

– Phải kiểm tra chất lượng hệ thống xử lý nước định kỳ. Hạt nhựa lọc trong thiết bị làm mềm nuớc hay máy khử khoáng nếu bị cuốn vào nước cấp chúng có thể chảy ra trên bề mặt ống, dẫn đến ống bị quá nhiệt, v.v…

– Không bao giờ sử dụng nước chưa được xử lý cho Nồi hơi – Lò hơi.

– Điều chỉnh việc xả liên tục để duy trì độ dẫn điện của nước lò hơi nồi hơi trong giới hạn cho phép và định kỳ xả đáy nồi.

– Việc xả cặn Lò hơi – Nồi hơi ra khỏi các loại ống có một đầu bị bịt kín như của bộ bảo vệ cạn nước, ống thủy, v.v… một cách định kỳ để ngăn cặn nồi hơi – lò hơi tích tụ vào những khu vực này. Sự tích tụ của cặn lò hơi – nồi hơi có thể làm cho bộ bảo vệ cạn nước không hoạt động.

– Định kỳ kiểm tra bề mặt tiếp xúc với nước của nồi hơi – lò hơi. Thường xuyên quan sát đến những dấu hiệu tích tụ và đóng cặn của chất rắn trong ống, và điều chỉnh phương pháp xử lý nước.

– Định kỳ kiểm tra bề mặt tiếp xúc với nước của bộ khử khí để chống ăn mòn. Đây là một biện pháp an toàn và quan trọng bởi vì thiết bị khử khí có thể bị nổ vỡ do tác động của ăn mòn. Tất cả nước trong thiết bị khử khí sẽ lập tức hóa hơi trong trường hợp bình bị nổ vỡ.



Tóm lại, việc xử lý nước cho Nồi hơi –Lò hơi đóng vai trò tuyệt đối quan trọng trong việc đảm bảo cho nồi hơi có thể vận hành theo đúng tuổi thọ thiết kế của nó. Nước có chất lượng kém là một trong những “kẻ hủy diệt” chính của nồi hơi –lò hơi.



Xem thêm >>> Ghi lò hơi


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VIỆT SI AM

Văn phòng: 1K, đường số 8 khu phố 4, phường Tam Bình, Quận Thủ Đức TP.HCM

Tel/Fax: 06503756427

ĐT: 0933 430 108 – 0918.303.873

Email: lohoi247@gmail.com