Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được.

Gỗ trắc là gì? Tìm hiểu những đặc tính khác biệt của gỗ trắc

Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám.













Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam.

Các loại gỗ trắc trên thị trường hiện nay


Gỗ trắc chủ yếu sống được ở khu vực miền Trung Việt Nam như Quảng Trị, Quảng Nam và cũng sống rải rác vùng đầu miền Nam. Gỗ trắc có 3 loại cơ bản được phân biệt và nhận dạng theo màu sắc.

#1. Gỗ trắc đỏ: Là loại gỗ quý hiếm với số lượng khan hiếm, trắc đỏ được chào bán trên thị trường với mức giá rất cao tùy vào tuổi thọ và đường kính cây gỗ. Gỗ trắc đỏ cứng, chắc nịch, thớ gỗ tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ, có sức lan tỏa xa. Mùi thơm không ngai ngái và hăng như những cây gỗ tươi khác. Gỗ trắc đỏ cho ra những sản phẩm nội thất có màu tươi mới, bày trí trong nhà tạo ra sự sang trong và quý phái.





Đũa gỗ Trắc khảm trai

Hiện nay gỗ trắc đỏ được định giá chủ yếu bằng cân nặng chứ không bán theo khối gỗ như trước. Thậm chí mùn vụ từ loại gỗ này cũng còn được bán với giá rất cao. Dự tính trong tương lai loại gỗ này còn có giá cao hơn nữa và phải là người có tiền mới mua được.

#2. Gỗ trắc đen: Giá thành rẻ hơn gỗ trắc đỏ nhưng gỗ trắc đen vẫn không kém cạnh về giá trị sử dụng. Đặc biệt thời gian gần đây thị trường Trung Quốc thu mua loại gỗ này nên chúng lại càng trở nên khan hiếm tại Việt Nam. Gỗ trắc đen có màu nâu đen, trên thân gỗ có những đường vân kẻ sọc đẹp mắt. Miếng cắt gỗ khá mịn và bóng nên không cần sự tác động của si bóng thì những sản phẩm từ loại gỗ này cũng đã rất đẹp rồi. Mùi thơm của gỗ có thể xua đuổi ruồi, muỗi, côn trùng.

Những đồ nội thất làm từ gỗ trắc đen luôn mang lại cảm giác rất sang trọng có thể phù hợp với nhiều phong cách nhà ở, kiến trúc. Bề mặt láng mịn không bắt bụi nên dễ dàng lau sạch chỉ với nước sạch. Bạn hoàn toàn yên tâm về độ bền của bề mặt gỗ.

#3. Gỗ trắc xanh: Gỗ trắc xanh khá cứng và có hương thơm đậm hơn những loại gỗ trắc khác.Đặc biệt khi được chiếu sáng bởi ánh sáng, gỗ trắc xanh đổi màu rất đẹp và lạ mắt. Trắc xanh được sử dụng để làm ra những đồ vật phong thủy có giá trị tâm linh cao và giá cả lên tới hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỉ.

Gỗ trắc xanh lại rất dễ gia công nhưng độ bền lại rất cao, chịu được lực và nhiệt lớn mà không bị nứt vỡ hay biến dạng. So với những loại gỗ quý cùng loại, gỗ trắc xanh hơn hẳn về mọi mặt. Đây là điểm đắt giá nhất ở cây gỗ khiến người có tiền muốn có được.

Ngoài nhận dạng đặc điểm về màu sắc, gỗ trắc còn có thêm một số loại khá đặc biệt với tên gọi thú vị như gỗ trắc dây, gỗ trắc thối.

#4. Gỗ trắc dây: Phổ biến và có giá trị kinh tế cũng cao, gỗ trắc dây là nguyên liệu quý chuyên chế tạo những loại nội thất nhỏ, đô thủ công mỹ nghệ. Gỗ trắc dây có màu nâu thẫm, kích thước nhỏ nhưng rất chắc chắn và không lo bị mối mọt. Thớ gỗ chắc nịch và mịn màng cho ra những tác phẩm điêu khắc tinh xảo và đắt giá.

Nguồn: http://mynghehanoi.com/go-trac-la-gi...a-go-trac.html