Bệnh hẹp khe đốt sống cổ là chứng bệnh nguy hiểm với những ai mắc phải. Tê nhức chân tay với những biểu hiên mơ hồ không rõ ràng là những dấu hiệu chung của căn bệnh này.
Hẹp khe đốt sống cổ là gì?

Bệnh hẹp khe đốt sống cổ là một căn bệnh có thể xảy ra do bẩm sinh hoặc do thoái hóa khớp. Đây là tình trạng cốt hóa dây chằng dọc sau. Do ảnh hưởng của quá trình thoái hóa hoặc do dị tật bẩm sinh của cơ thể mà dây chằng này hóa xương và phì đại làm hẹp lòng ống sống cổ. Ống sống cổ vốn đã rất hẹp, chỉ cần có dây chằng hóa xương một cỡ nhỏ là đã trở nên chật chội hơn rất nhiều. Bệnh nhân có thể phát hiện ra căn bệnh này bằng cách chụp cộng hưởng MRI.



Các triệu chứng của hẹp khe đốt sống cổ

Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra và đi chụp MRI sau khi nhìn ra những triệu chứng và biểu hiện của hẹp khe đốt sống cổ. Chúng thường đặc trưng nhất bởi dấu hiệu đau tê và nhức mỏi vùng cổ, vai gáy và chân tay. Cụ thể như sau:

Xuất hiện các cơn đau ở cổ và gáy. Các cơn đau này nặng dần nặng và bệnh nhân có cảm giác như cổ bị vẹo. Đôi khi cơn đau lan ra cả một vùng đầu
Các cơn đau rõ ràng hơn khi bệnh nhân đưa tay ra phía sau gãi lưng hoặc đưa tay lên cao để chải đầu. Cảm giác đau thường khó chịu, nhức nhối và không rõ ràng.
Bệnh nhân cũng thường cảm thấy tê nhức vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón, đặc biệt là khi cầm nắm. Hiện tượng này thường kèm theo yếu cơ.
Cơ thể bị mất kiểm soát, chân tay đôi lúc gần như là hoàn toàn mất cảm giác.
Nếu bệnh đã đến giai đoạn quá nặng thì 2 tay không thể làm việc bình thường. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, tiếu khó, táo bón. Lúc này, bệnh hẹp khe đốt sống cổ đã biến chứng sang tủy.

Điều trị hẹp khe đốt sống cổ như thế nào?

Ngày nay, với kĩ thuật y học tiên tiến hiện đại, việc điều trị hẹp khe đốt sống cổ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tùy vào tình trạng và diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện các phương pháp chữa bệnh phù hợp.


1. Điều trị bằng xoa bóp và điều chỉnh các hoạt động hàng ngày


Trong trường hợp hẹp khe đốt sống cổ là mới và nhẹ thì việc chữa trị đơn giản nhất là xoa bóp vùng cổ, vai gáy, tay chân cùng với việc điều chình các hoạt động thiếu khoa học hàng ngày. Cần tránh các hoạt động có thể làm cho bệnh nặng hơn như mang vác vật nặng lên cổ, cúi nhiều, nằm ngủ lệch cổ…

2. Chữa hẹp khe đốt sống cổ bằng vật lí trị liệu

Các phương pháp vật lí trị liệu thường được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp là điện xung, sóng ngắn, siêu âm, kích thích điện hoặc chiếu laser ngoài da. Nếu không bị tổn thương thần kinh, bệnh nhân có thể dùng thêm phương pháp tiêm thấm vùng cổ.

3. Phương pháp điều trị bảo tồn và dùng thuốc

Điều trị bảo tồn thường được sử dụng khi bệnh nhân chưa có dấu hiệu tổn thương thần kinh và tủy sống. Loại thuốc được sử dụng để điều trị là thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau không chứa steroid. Cùng với đó là các bài tập vật lí trị liệu.

4. Phẫu thuật điều trị hẹp đốt sống cổ

Nếu như áp dụng những phương pháp trên mà những triệu chứng của hẹp khe đốt sống cổ vẫn không giảm thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Hoặc nếu khi bệnh có những dấu hiệu nặng như liệt và teo cơ, mất cảm giác, gai cột sống, có biểu hiện của chèn ép tủy thì bệnh nhân cũng có thể phải phẫu thuật. Nguyên tắc của phẫu thuật là nới lỏng phần lòng đốt sống cổ.



Tuy nhiên, phẫu thuật hẹp khe đốt sống cổ không nguy hiểm và mất nhiều thời gian. Chỉ cần 1 ngày tại bệnh viện là bệnh nhân có thể ra viện và điều trị tại nhà. Sau 2 đến 6 tuần thì bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn.

5. Tạo hình bản sống

Phương pháp điều trị này được các bác sĩ Nhật Bản tiên phong đề xuất thực hiện. Tạo hình bản sống chữa hẹp khe đốt sống cổ tức là ghép thêm vật liệu làm tăng độ rộng của khe đốt sống. Phương pháp này đã được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả. Tuy nhiên, cách này hiện vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam.

Nguồn: https://phongkhamkhop.com/benh-hep-khe-dot-song-co