Cây chữa bệnh dạ dày chủ yếu được dân gian truyền miệng và sử dụng từ ngàn đời nay. Mặc dù chưa được qua các công trình nghiên cứu dược tính, nhưng tác dụng chữa bệnh dạ dày của những loại cây này đã được chứng minh trên thực nghiệm.
Đa số các loại cây chữa bệnh dạ dày được tìm thấy bởi chính những bệnh nhân đau dạ dày mãn tính. Khi mà các loại thuốc tây y, đông y tỏ ra không có nhiều tác dụng, người bệnh tìm đến cơ may với các loại cây quanh mình, có dược tính phù hợp, mong có thể chữa lành bệnh.

Dưới đây chúng tôi tổng hợp và liệt kê một số loại cây chữa bệnh dạ dày phổ biến nhất được truyền miệng trong dân gian. Cũng xin lưu ý rằng, đây là danh sách tham khảo. Để có thể quyết định sử dụng loại cây nào, bạn cần xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước để đảm bảo an toàn. Vì mỗi loại cây sẽ phù hợp với các thể trạng bệnh khác nhau.

Tham khảo:Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua?

Củ nghệ là cây chữa chữa bệnh dạ dày
Cây nghệ dùng để chữa bệnh đau dạ dày có hai loại: nghệ đen và nghệ vàng. Do đặc tính dược học của cây nghệ đen mạnh mẽ và phức tạp hơn, kén thể trạng, đồng thời cũng không được trồng phổ biến, nên dân gian thường dùng nghệ vàng.

Nghệ vàng + mật ong được coi là bài thuốc hữu hiệu nhất trong việc chữa trị bệnh đau dạ dày. Cách sử dụng khá đơn giản, giá thành rẻ, hiệu quả cao, nhanh chóng là những ưu điểm của bài thuốc này. Nghệ vàng và mật ong kết hợp với nhau có tác dụng giúp tiêu viêm, phá ứ, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó giúp dạ dày hồi phục. Chỉ qua một vài tuần sử dụng, hầu hết các triệu chứng bệnh dạ dày đều giảm đáng kể.

Bên cạnh những ưu điểm, các bác sĩ vẫn lưu ý bệnh nhân chú ý quan sát các biểu hiện khi sử dụng nghệ để chữa đau dạ dày. Do nghệ và mật ong đều có tính nóng, đôi khi bài thuốc phản tác dụng đối với các cơ thể bị nhiệt, hoặc các dạng đau dạ dày do nhiệt.





Cây chữa bệnh dạ dày - nghệ vàng



Lá cây lược vàng chữa bệnh dạ dày
Lá cây lược vàng cũng được dân gian sử dụng khá phổ biến trong việc chữa trị bệnh dạ dày mãn tính. Lược vàng xuất phát là một giống cây cảnh có dược tính kháng viêm, giảm phù nề, cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất, tăng cường khả năng chống chịu của niêm mạc dạ dày.

Lá lược vàng được làm sạch, có thể nhai sống trước mỗi bữa ăn hoặc phơi khô, đem đun nước trà uống 3 lần mỗi ngày. Lá cây lược vàng không có tính mát, đặc biệt tốt cho các bệnh nhân dạ dày mắc nhiều bệnh khác như tiểu đường, đại tràng,....





Cây chữa bệnh dạ dày - lược vàng

Cây chữa bệnh dạ dày - dạ cẩm
Cây dạ cẩm được phát hiện tại Lạng Sơn và được bệnh viện Lạng Sơn trực tiếp sử dụng cho các bệnh nhân đang chữa trị bệnh dạ dày tại đây. Ngọn cây dạ cẩm làm sạch, phơi khô, sắc nước uống. Nước dạ cẩm được sử dụng ngay khi bệnh nhân phát bệnh hoặc uống trước mỗi bữa ăn, mỗi lần một bát.

Dạ cẩm có tác dụng giúp dạ dày tiêu viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị. Do đó, bài thuốc từ cây dạ cẩm phát huy tác dụng với hầu hết bệnh nhân dạ dày mãn tính và cấp tính. Sử dụng cây dạ cẩm kết hợp liệu trình điều trị tại bệnh viện, giúp các bệnh nhân dạ dày nhanh chóng hồi phục hơn rất nhiều.





Cây chữa bệnh dạ dày - dạ cẩm

Cây bao tử chữa bệnh dạ dày
Cây bao tử hiện mới được phát hiện một vài năm gần đây bởi một người đàn ông tại Huế. Ông tìm đến bài thuốc này nhờ một cơ duyên. Ông bật mí cách sử dụng lá cây bao tử như sau: đàn ông nhai 7 lá, đàn bà nhai 9 lá. Và đặc biệt, khi cho bệnh nhân nhai lá, chúng ta cần tránh giải thích cho bệnh nhân tại sao. Nhai đều đặn lá bao tử trong vòng 1-2 tuần, bệnh dạ dày sẽ thuyên giảm.

Hiện nay, người dân xung quanh khu vực này đang nhân giống cây bao tử một cách nhanh chóng. Người ta có thể sử dụng cây bao tử hàng ngày hoặc khi cảm thấy cơn đau bộc phát, đều rất có tác dụng. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về dược tính của loại cây bao tử này trong việc điều trị bệnh dạ dày.





Cây bao tử chữa bệnh dạ dày

Trên đây là 4 loại cây chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhất, kết quả đã được chứng minh bởi thực nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa uy tín khuyên dùng. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất cứ loại cây chữa bệnh dạ dày nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ đang trực tiếp khám và điều trị cho mình. Do tùy cơ địa và tình trạng bệnh, mỗi loại cây sẽ phù hợp cho những đối tượng khác nhau.

Nguồn: http://trangdaan.com/cay-chua-benh-da-day