Sau nhiều năm uống trà một mình, ấm tử sa văn đán rồi quãng thời gian ba năm làm việc sâu và trực tiếp trong trà, tôi đã có được những trải nghiệm riêng với bộ dụng cụ pha trà. Năm 2004 tôi bắt đầu uống trà độc lập, nghĩa là không còn uống theo anh trai mình hay là cha tôi khi tôi còn ở nhà nữa, tôi bắt đầu từ những ấm tử sa do làng gốm Bát Tràng làm ra, tôi cố gắng tìm những ấm tử sa nhỏ nhắn vừa với mình và ấm tử sa của tôi khi đó cũng như mọi người chỉ có ấm và những chiếc chén, tôi pha trà như thường lệ cho trà vào ấm rồi rót nước sôi đợi cho trà đặc quánh tôi mới uống, cách đó sau này tôi thấy không ổn, tôi lần lượt thay thế và bổ sung những dụng cụ khác như thìa để xúc trà, tống, lọc trà, chén cho từng nhu cầu uống, lọ đựng trà…, đến một ngày thì ấm tử sa của tôi có quá nhiều thứ phức tạp, rối rắm, có những món đồ đôi khi không được dùng đến khi thưởng thức trà, đấy là lúc nhu cầu giản lược phát sinh.
Sau hai năm dùng với những dụng cụ tối thiểu tôi nhận ra với những dụng cụ tối thiểu thì mọi thứ đều trở nên nổi bật, ấm tử sa vừa đủ trở về với sự giản dị, thay vào sự rối rắm lấy làm nhiều thì bây giờ tôi dùng tối thiểu những gì cần thiết và nâng cao chất lượng cho từng món đồ. Nay tôi xin đề xướng ấm tử sa này coi như một tiêu bản cho những người có quan tâm đặc biệt đến thú vui với trà hoặc những người mới bước vào thú chơi này.
– ấm tử sa tối giản tôi đề xuất cần có những dụng cụ: ấm; tống; chén; khay; tháo trà; xúc trà. Mỗi món này đều có chức năng khiến nó không thể thiếu.
– Ấm: ta nên lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu dùng, dung lượng tương thích với số người sẽ dùng sao cho lượng trà pha ra vừa đủ tránh tình trạng thiếu hoặc dư sẽ khiến nguội trà, nếu có điều kiện chúng ta nên lựa chọn ấm tử sa.
Chiếc ấm này tôi lựa chọn để sử dụng cho 2-3 người dùng.
– Tống: là dụng cụ tối cần thiết trong ấm tử sa, nó sẽ giúp chúng ta điều tiết được nước trà, giữ cho nước trà cũng như trà trong ấm được đúng ý ta. Dung tích tống nên lựa chọn theo dung tích của ấm.
Tống được làm bằng chất liệu thủy tinh sẽ giúp chúng ta nhìn được sắc nước của trà.
– Chén: lựa chọn chén sao cho hợp với loại trà được dùng, hợp với mùa hoặc thời tiết tại thời điểm dùng chén, đôi khi việc lựa chọn chén cũng phụ thuộc vào cảm xúc của người thưởng trà.

nguồn: http://khaytrataytang.com/dau-dau-vo...tu-sa-gia.html


Tôi lựa chọn chén sứ Cảnh Đức cho mùa Hè và loại trà có sắc nước sáng và hương-vị nhẹ nhàng.
– Tháo trà: là một chiếc bát phù hợp hoặc một vật dụng gì đó bạn thấy hợp và đáp ứng được nhu cầu để bỏ nước thừa và tháo bã trà sau khi dùng xong.
Một chiếc tháo trà bằng gốm Bát Tràng như thế này là phù hợp đối với tôi.
Thìa xúc trà: việc dùng tay để nắm trà có thể làm cho ảnh hưởng đến hương của trà, chính vì thế ta cần một chiếc thìa để làm việc này.
Xem thêm: http://www.**********/trung-tam-mua-...nguoi-moi.html
Trong bộ phụ kiện này, chúng ta cần nhất là chiếc thìa xúc trà, những món khác có thể có hoặc không.
– Khay: lựa chọn sao cho giản dị, tiện vệ sinh, khay quá cầu kỳ sẽ khiến cho những món đồ trên khay bị “chìm” đi.