Chuyên gia Double X cho biết, một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu để đề phòng trường hợp thai sinh non, sẩy thai, dọa sẩy thai.... Đối với những bà mẹ đã có tiền sử sẩy thai hoặc trong giai đoạn thai kỳ khám nội tiết tố kém nên bổ sung thuốc nội tiết cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ trực tiếp khám bệnh.
Thuốc nội tiết tố cho bà bầu ở 2 dạng estrogen và progesterone có thể truyền theo 3 đường khác nhau vào trong cơ thể: Đường uống, đường tiêm, đường đặt và thời gian cần bổ sung là 3 tháng đầu thai kỳ.

Khi nào cần bổ sung thuốc nội tiết cho bà bầu
Thông thường, trong giai đoạn nội tiết tố trong thai kỳ tăng cao so với các giai đoạn khác của chu kỳ sống. Một số bà bầu có những triệu chứng bất thường như không bị nghén trong giai đoạn đầu mang thai, nghén quá lâu hoặc nghén quá nhiều, một số phụ nữ có tiền sử mang thai hoặc dọa sảy thai… chung quy lại là đi khám nội tiết sẽ được xác định là nội tiết tố kém.



Nội tiết tố kém làm cho thai yếu, estrogen và progessterone không đủ liều lượng để cho buồng trứng hoạt động tốt nuôi dưỡng thai nhi khi đã được thụ thai và ngay cả khi đã hình thành nhịp đập tim.





Thuốc nội tiết cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Bổ sung thuốc nội tiết cho bà bầu là cách phòng chống thai yếu, sinh non và sảy thai tốt nhất. Mặc dù sử dụng thuốc bổ sung nội tiết cho bà bầu không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng chỉ nên sử dụng trong những trường hợp cần thiết và có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc nội tiết tố cho bà bầu có thể ngăn chặn sự co bóp quá mức của tử cung gây ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên lại có thể gây nên một số tác dụng phụ như ngứa, buồn nôn. buồn ngủ cả ngày….

Những cách bổ sung thuốc nội tiết cho bà bầu
Có 3 cách thường được sử dụng để đưa thuốc nội tiết tố cho bà bầu vào bên trong cơ thể. Đường tiêm, đường uống, và đặt thuốc là 3 cách được bác sĩ sử dụng. Tuy nhiên tùy theo sức khỏe và cơ địa của từng người bác sĩ sẽ có những cách truyền thuốc nội tiết tố khác nhau.





Thuốc nội tiết cho bà bầu
  • Thuốc nội tiết cho bà bầu được bổ sung theo đường tiêm đạt hiệu quả cao tuy nhiên mỗi lần thực hiện cần nhờ tới cơ sở y tế để được y tá hoặc chuyên viên có kinh nghiệm. Thực hiện bằng cách này có thể sẽ gây bất tiện cho một số bà mẹ bầu không tiện đi lại cũng như nơi ở cách xa địa điểm khám bệnh.
  • Thuốc nội tiết cho bà bầu được bổ sung theo đường uống tuy có tiện lợi hơn và có thể thực hiện tại nhà nhưng hiệu quả mang lại không cao. Theo đường uống, thuốc nội tiết tố phải đi qua dạ dày, gan...nồng độ thuốc được cơ thể hấp thụ sẽ bị giảm đi đáng kể. Ngoài ra thuốc nội tiết cho bà bầu còn gây cảm giác buồn nôn ở một số người.
  • Thuốc nội tiết cho bà bầu dạng đặt cũng được sử dụng nhiều do đơn giản tuy nhiên đặt âm đạo hay hậu môn còn tùy thuộc vào mỗi mẹ. Cũng có trường hợp vị viêm nhiễm âm đạo do sử dụng thuốc nội tiết đặt.

>>>> Phụ nữ ăn gì để có nhiều chất nhờn

Thuốc nội tiết tố cho bà bầu có thể là “con dao hai lưỡi” nếu không sử dụng đúng mục đích và không tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp không có những triệu chứng cần bổ sung thuốc nội tiết cho bà bầu nhưng tự ý mua thuốc về sử dụng đã gây ra những hậu quả đáng lo ngại.